Hotline: 0902759010

...

Chia sẻ chân thành và miễn phí và thật dễ tiếp cận

Đây là nơi các bạn tìm được người cần trao đổi và học hỏi lộ trình bài bản.

Sắc mày cuộc sống do bạn tạo lên?

Hãy chọn cho mình một nhạc cụ bất kỳ để tăng dư vì và sáng tạo trong cuộc sống.

Mùa hè yêu thương cùng người thương và gia đình.

Bên cạnh bãi biển cùng ly vang, đồ ăn nhẹ, chút guitar tạo ra sự ngẫu hứng.

Hãy nhờ guitar và âm nhạc kết nối mọi người gần hơn.

Mang đến cho mọi người những khoảng khắc cuồng nhiệt đáng nhớ.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Học guitar bắt đầu như nào - Chia sẻ kinh nghiệm

HỌC GUITAR BẮT ĐẦU NHƯ NÀO?


1. Lợi ích khi chơi guitar
Guitar là môn nghệ thuật mang lại nhiều cảm xúc và đặc biệt với việc rất nhẹ gọn mang theo và có thể hòa nhập được nhiều cuộc chơi (như du ca, giao lưu sinh nhật, hội nhóm, ăn nhậu, cao hơn nữa là biểu diễn sân khấu, dàn nhạc , hòa nhạc...), chơi guitar cũng rèn luyện cho người chơi một sự nhất định, trầm lắng và cũng sôi nổi ngẫu hứng cho mỗi cá tính người chơi, tạo nên sự sáng tạo, đa dạng về cách suy nghĩ và tích cực khi giải quyết và vượt qua các giây phút khó khăn bề bộn trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ rộng, hòa đồng vào tập thể sớm, nổi bật trong đám đông. Biết lợi ích là vậy nhưng khi chơi thì cũng rất khó khăn và cũng rất dễ dàng đối với một số người?

2. Ai chơi được guitar?
Trong thực tế thì mọi độ tuổi, mọi giới tính đều chơi được guitar, nhưng trong thực tế thì tỷ lệ nam giới chơi nhiều hơn và độ tuổi chơi guitar thường nhiều vào khoảng 18-30 tuổi, đó là tuổi được mong muốn được chia sẻ và thể hiện mình và trong giai đoạn bắt đầu có tính tự chủ cao và tính kinh tế ổn định đã bắt đầu 

3. Tố chất cần thiết
Môn guitar là môn đòi hỏi sự kết hợp giữa cảm xúc sự khéo léo, tính kiên nhẫn, bền bỉ không nóng vội một ngày được, khả năng nghe và cảm nhận âm thanh, yêu thích và đam mê ca hát...  thì một người có đầy đủ tố chất thì sẽ là một lợi thế hơn để tiếp cận và thành thạo sớm,   

4. Thời điểm nên bắt đầu học guitar nên bắt đầu khi nào?
Nếu có điều kiện thì bắt đầu càng sớm càng tốt, vì ở thời kỳ trẻ khả năng cảm nhận và ghi nhớ tốt làm cho học hỏi và ghi nhận được nhanh hơn

5. Định hình phong cách chơi
Có 5 loại phong cách chơi cơ bản:
 - Chơi độc tấu guitar cổ điển
 - Chơi đệm hát guitar cổ điển
 - Phong cách finger style (chơi solo kết hợp các hiệu ứng âm thanh trên cần đàn/ thùng/ dây đàn...)
 - Phong cách đệm hát guitar acoustic
 - Chơi lead guitar acoustic

Vậy thì chọn thể loại nào chơi cho mình, cốt lỗi đầu tiên bắt đầu ở sở trường và sở thích như nào?
Nếu thích chơi độc tấu thì thiên về chơi nốt/ solo/finger style
Nếu thích tương tác/ thích hát/ thích giao lưu thì về đệm hát (Mình vừa chơi vừa hát hoặc đệm cho người khác hát)

Và phong cách biểu diễn, nếu phong cách trầm, sâu lắng thì theo đàn cổ điển. Còn phong cách lãng tử, mạnh mẽ thì theo phong cách acoustic và finger style..Tùy lựa chọn của mỗi người thì sẽ chọn cho mình một phong cách chuyên sâu để theo đuổi. 

6. Chọn guitar nào phù hợp
Ở đây chỉ bàn tới hai loại guitar phổ thông nhất là guitar cổ điển và guitar acoustic, phần chọn đàn sẽ được viết chi tiết tại đây: Cách chọn đàn guitar

- Đặc điểm chính về guitar cổ điển:
Dây nylong
Bản phím cần đàn lớn
Âm thanh trầm ấm, chơi thể loại chơi nhạc slow, xưa
- Đặc điểm chính về guitar acoustic
Dây sắt
Bản phím cần đàn nhỏ
Âm thanh trong, sắc vang, nhạc trẻ, rock, ballad...

Cả hai loại này đều có mẫu đàn có phần khuyết thùng đàn để chơi các thế tay cao cho thuận tiện, tuy nhiên ảnh hưởng về kích thước thùng đàn làm giảm sự cộng hưởng.



7. Mục tiêu chơi guitar
Trước khi quyết định chọn mua đàn, chọn thể loại phong cách chơi, hãy suy nghĩ định hướng kế hoạch học, chơi từ đó xây dựng giáo trình hoặc đơn giản là lịch tập luyện, mục đích muốn chơi là, tự chơi solo , đệm hát cho người khác, tự mình hát và đệm, chơi cá nhân, đội nhóm, chơi biểu diễn phòng trà, chơi cùng band, chơi và để dạy lại cho người khác....
Từ đó sẽ giúp cho mình có thể học và phát triển nhanh, tránh tham lam quá và thấy người khác chơi hay và nhảy sang học và cuối cùng thì mục tiêu không hoàn thành, không phát triển...

8. Định hướng học tập luyện
Ngày nay thì có rất nhiều giáo trình trên mạng (Youtube, google...) hướng dẫn rất nhiều, tuy nhiên phải biết mình học theo cách nào để tìm kiếm tài liệu, thầy dạy cho hiệu quả và bài bản, tạo cho mình một nền tảng, từ đó sẽ phát triển, phù hợp và tự mình có thể phân tích và đưa kiến thức và phong cách để xử lý bài

- Nếu học bài bản thì cơ bản theo lộ trình sau
 + Học sheet nhạc: Đọc nốt nhạc trên khuôn, đọc khuông nhạc thăng (#), gián (b), học nhịp, phách, học cấu tạo hợp âm, học hòa thanh

+ Học trên đàn: Học thuộc tên dây, học thuộc các tên nốt trên toàn bộ phím đàn, học các thế bấm từng nốt, học các thế bấm hợp âm, cách móc dây, dải dây, quạt chả tay phải.

+ Khi đã xong hai bước trên thì tập ghép đàn với các bản nhạc đơn giản, sau đó tăng dần lên các bài khó và phức tạp hơn, từ các bài đánh nốt trường độ nên trường độ nhanh, từ nốt đơn lẻ thì các nốt kép, các liên 3...

+ Từ việc đánh các bản nhạc chỉ là nốt thì có thể kết hợp hợp âm vào bài đánh nốt, kết hợp lời hát vào bài (nếu bài có soạn lời), tập luyện dải, quạt chả (slow, ballad, disco, pepop, chacha, rumba, fox, tango...)

+ Khi đã thành thạo các bước trên thì chuyển sang tập kỹ năng nghe, đầu tiên là tập nghe cao độ của nốt (các quãng khác nhau, nghe chùm nốt của hợp âm), nghe nhạc. Tiến hành hát bài hát và tự cảm nhận hợp âm và đặt hợp âm nghe sao cho không phô, 

+ Đến giai đoạn đã nghe tốt thì đến giai đoạn tự đánh lại được bài hát đó ở các thế tay khác nhau, hoặc nghe một ca khúc nào đó thì có thể dò tìm được tông bài hát nghe được, hoặc dò được tông ca sỹ hát nhờ dò tim bằng đàn guitar

+ Và một đẳng cấp cao nhất là khi nghe nhạc hoặc nghe ca sỹ hát, không cần dùng bất kỳ nhạc cụ hoặc thiết bị nào cũng có thể dò tìm và biết tông, đây là một đẳng cấp quá cao và với mức độ không chuyên thì chưa cần thiết để tới đây, và phần này giành cho các nhạc sỹ, ca sỹ trong các trường chuyên nghiệm, mình không bàn tới

+ Để giảm thời gian tập luyện thì nếu các bạn có máy tính/ Ipad thì cài phần mềm guitar Pro, nếu điện thoại thì cài các app vào để giúp tập guitar trong giai đoạn tập nốt và nhịp giúp giảm thời gian khoảng 50%


- Nếu học không theo bài bản thì như sau
Nghe thuộc lòng và cover copy hoàn toàn theo một guitarist nào đó dạy, cách này thì nhanh, nghe hay, nhưng giới hạn là khi gặp bài mới, gặp hợp âm lạ là pó tay... 

Dựa vào các gợi ý và thời gian chơi guitar 10 năm từng trải qua mình chia sẽ những thông tin rất thực tế từng trải của mình, và tất nhiên còn rất nhiều nữa, mình liệt kê cơ bản để các bạn tham khảo và tìm hướng chơi và tập sao cho thiệt là nhanh và thiệt hiệu quả, qua trọng là thần thái và cảm xúc khi chơi nhé, đừng máy móc quá.

Chúc các bạn tìm được niềm vui với cây đàn guitar mộc mạc và gần gũi này

Chúc Vui
Nếu muốn chia sẻ gì thêm có thể gặp mình ở đây:
https://www.buiminhmusic.com
Phone: 0902-759-010
Zalo: Bùi Minh Music
Facebook: Bui minh

Gmail: buiminhmusic@gmail.com