Hotline: 0902759010

...

Chia sẻ chân thành và miễn phí và thật dễ tiếp cận

Đây là nơi các bạn tìm được người cần trao đổi và học hỏi lộ trình bài bản.

Sắc mày cuộc sống do bạn tạo lên?

Hãy chọn cho mình một nhạc cụ bất kỳ để tăng dư vì và sáng tạo trong cuộc sống.

Mùa hè yêu thương cùng người thương và gia đình.

Bên cạnh bãi biển cùng ly vang, đồ ăn nhẹ, chút guitar tạo ra sự ngẫu hứng.

Hãy nhờ guitar và âm nhạc kết nối mọi người gần hơn.

Mang đến cho mọi người những khoảng khắc cuồng nhiệt đáng nhớ.

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Bài 27 - Tông, Giọng trong guitar, dịch giọng.

TÔNG GIỌNG TRONG GUITAR VÀ DỊCH GIỌNG​

Chào mừng các bạn quay trở lại với Bùi Minh Music, với tiếp tục bài 27, về bộ khóa

Bài trước M có giới thiệu sơ qua về dấu hóa, dấu thăng, giáng và dấu bình, Bạn nào chưa xem có thể tham khảo lại trong bài số 26

Ngày hôm nay giớ thiệu nhiều dấu hóa (thăng #, giáng b) nữa, dối chưa nào

Nói vui vậy thôi, cũng làm cho đơn giản hóa

Và để cho các bạn khỏi bỡ ngỡ, nói thằng là nếu chơi bán chuyên nghiệp thì cũng không nhất thiết quá sâu.

Nhưng tại sao vẫn muốn giới thiệu sơ các bạn một vòng , bật mí ngay đây

Đó là việc giọng, và dịch tông, giọng.



I. VỊ TRÍ TÊN NỐT THĂNG VÀ GIÁNG TRÊN KHOÁ NHẠC. 

Các bạn nhìn đây là thứ tự các bảng toàn bộ dấu thăng, và toàn bộ dấu giáng

Cứ dấu # ở ô hay đường kẻ nào thì tên nốt đó tăng lên hay giảm xuống

Để dễ nhớ, 

Minh liệt kê ra những nốt thăng

1 dấu thăng (#)-> Là Fa thăng

dấu thăng (#)-> Là Fa thăng, Đô thăng.

dấu thăng (#)-> Là Fa thăng, Đô thăng, Sol thăng.

4 dấu thăng (#)-> Là Fa thăng, Đô thăng, Sol thăng, Rê Thăng.

5 dấu thăng (#)-> Là Fa thăng, Đô thăng, Sol thăng, Rê Thăng, La Thăng.

dấu thăng (#)-> Là Fa thăng, Đô thăng, Sol thăng, Rê Thăng, La Thăng, Mi thăng.

dấu thăng (#)-> Là Fa thăng, Đô thăng, Sol thăng, Rê Thăng, La Thăng, Mi thăng, Si Thăng

Lưu ý: Chúng ta gọi là Mi thăng và Si thăng để nói tăng nửa cung, thực tế hai nốt khi bấm sẽ trùng tên nốt Mi# thành F, và Si thành Đô).


Còn dấu giáng (b) thì có các dấu như sau

1 dấu giáng -> là Si giáng (b).

2 dấu giáng -> là Si giáng (b), Mi giáng.

3 dấu giáng -> là Si giáng (b), Mi giáng, La giáng.

4 dấu giáng -> là Si giáng (b), Mi giáng, La giáng, Rê giáng.

5 dấu giáng -> là Si giáng (b), Mi giáng, La giáng, Rê giáng, Sol giáng.

6 dấu giáng -> là Si giáng (b), Mi giáng, La giáng, Rê giáng, Sol giáng, Đô giáng.

7 dấu giáng -> là Si giáng (b), Mi giáng, La giáng, Rê giáng, Sol giáng, Đô giáng, Fa giáng


    Vậy khi các bài sheet nhạc có những thăng hai giáng thì các bạn nhớ đánh theo đúng toàn bài có note đúng để có giai điệu đúng. Nhớ là phải thuộc toàn bộ nốt #, và b trên cần đàn để đánh đúng.


II. KHOÁ NHẠC VÀ DẤU HOÁ (THĂNG/ GIÁNG) GIỌNG NHƯ THẾ NÀO.

    Việc này có quy luật của nó bất di bất dịch, do vậy các bạn phải học thuộc bao nhiêu nốt thăng thì là giọng nào.

Về cơ bản thăng (#) là giọng trưởng và giọng thứ

Và giáng (b) cũng có hai giọng trưởng và thứ

Ví dụ: Không có thăng và giáng, chắc chắn là cặp song sinh La thức (Am) hoặc Đô trưởng (C)

    Nhưng làm sao bạn có thể biết là trưởng hay thứ khi không có sheet nhạc để nhận biết bao nhiêu nốt thăng và giáng: Bạn biết nốt cuối của bài hát kết ở nốt La hay nốt Đô, Nếu kết thúc là nốt La thì là La thứ, mà C thì là Đô trưởng, nhưng không ngoại lệ kết ở nốt khác

    Vậy thì cách 2 là dải thử hợp âm và cảm nhận, hoặc nghe giai điệu buồn, hoặc tỉa nốt để đoán gian điệu và số lượng nốt nằm trong giọng trưởng vui hay giọng thứ buồn.. vv... cách này đòi hỏi thời gian dài. ĐỀ TÀI NÀY RẤT QUAN TRỌNG ĐỂ MỘT BÀI NÂNG CAO VỀ CÁCH DÒ TÔNG, KHI KHÔNG BIẾT SHEET NHẠC, KHOÁ NHẠC, THĂNG GIÁNG.

Bài này chia sẻ cho bạn khái niệm về các loại tông giọng dựa vào số nốt # và Giáng thôi.

    Bạn có công nhận khi chơi hợp âm Am thì chẳng cần nốt chặn (hay gọi là dây buông), chơi bấm ngăn đầu cần đàn, nhưng khi chúng ta tăng lên gọi là # thì lúc đó chúng ta sẽ chơi hợp âm chặn, hoặc nốt ở ngăn cao hơn. vậy toàn bộ nốt sẽ tăng, và như vậy nó sẽ là  La thăng thứ (A#m), hoặc giọng đô thì sẽ là Đô thăng trưởng (C#). 

    Tuỳ mức độ tăng lên 1 giọng (1 quãng) hay hai ba quãng thì giọng đó sẽ mang tên khác tương ứng.

    Ngược lại mới giọng muốn chơi hát thấp hơn thì sẽ hạ xuống, ví dụ cũng đang chơi giọng Am thứ, nhưng do cao quá muốn thấp xuống, vị thì giáng xuống thành A thứ giáng. và toàn bộ nốt trong giọng này sẽ thấp và giáng xuống.


    Vậy là trong sơ đồ dưới các bạn sẽ biết một vòng các giọng theo dấu thăng, giáng, và tuỳ ca sỹ hoặc bài hát chúng ta muốn đệm và biết tông như thế nào.

Và khi chúng ta được yêu cầu đánh tông Rê thăng trưởng, hoặc Fa thăng thứ, chúng ta sẽ biết nó đệm như thế nào.

Và khi chơi bài nhạc có nốt thăng hai giáng để đánh đúng nốt và cao độ.

Sourece: Cirle fifth - Internet    

Do vậy để hiểu những cặp hợp âm trong tông giọng nó ntn thì một chủ để khác minh sẽ chia sẽ ở bài viết khác

    Đây là bài viết giúp các bạn biết tại sao một cách tổng quát về giọng và nốt thăng giáng trên khuôn nhạc là gì, và cách áp dụng ra sao.


Cảm ơn, hẹn gặp lại

Video về bài viết này tại đây: Đang cập nhật Video và upload sớm.

Bùi Minh Music

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

Bài 25 - Hướng dẫn thay dây đàn guitar Acoustic

 HƯỚNG DẪN THAY ĐÀN GUITAR ACOUSTIC

Chào các bạn tới với Bùi Minh Music, Minh share các bạn trên blog này, và cũng Share các clip khác trên Channel Bui Minh Music .

Ngày hôm nay Minh chia sẻ cho các bạn cách thay dây đàn thùng (Acoustic guitar)




Picture Source: Amazon

Khi chơi một thời gian dài dây đàn âm thanh xuống, nghe không rõ, sắc và rỉ sét làm rất đau tay khi chơi và đặc biệt làm cho bạn rất khó cho kỹ thuật cao như luyến láy, Slide, bend, hammer...)

Do vậy cần thực hiện thay dây khoảng từ 6 tháng thay một lần (Tuy nhiên cũng tùy mức chơi và bảo trì, vệ sinh thường xuyên thì thời gian thay thế sẽ ngắn hoặc dài...

I. Bước chuẩn bị:

1. Dây đàn (Mình hay dùng A'ddario

2. Kìm cắt dây

3. Tay quay núm chỉnh

4. Miếng chà dây

5. Kéo hoặc tô vít



II. THỰC HIỆN THAY

1. Giảm trùng dây đàn xuống

2. Cắt hoặc tháo từng dây hoặc cặp dây một (tránh cắt đột ngột gây cần đàn cong hay biến dạng (Đàn tốt thì không vấn đề gì)

3. Dùng giẻ ẩm, bộ lau dây đàn,  vệ sinh cần đàn, thân đàn...

4. Dùng tay qua phía sau có khe nhỏ để rút các núm gài dây lên, thay dây mới và gài chốt nhựa lại 



5. Cắt đầu dây vừa đủ, và luồn qua lỗ trụ quấn dây, và dùng tay quay để tăng dây (cho 6 dây)


6. Tiến hành chỉnh âm thanh bằng máy chỉnh (turner) hoặc dùng app để chỉnh dây

Lưu ý dây đàn sẽ có độ giãn trong ngày đầu, chỉnh lại trước khi chơi

Video hướng dẫn thay dây đàn bên dưới đây:



Cảm ơn Các bạn

Bùi Minh Music

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

Bài 22 - Hướng dẫn - Thành lập cấu tạo hợp âm

 THÀNH LẬP CẤU TẠO HỢP ÂM

Xin chào tất cả các bạn, hôm nay Minh chia sẻ các bạn các tạo ra một hợp âm, và chúng ta biết hợp âm giúp chúng ta như thế nào trong quá trình đệm hát, tỉa và solo nốt, phần lý thuyết thì quá sâu nhưng chia sẻ các bạn cách tạo một cách đơn giản nhất.


Source: Gifphy

Để thành lập một âm thì sẽ tối thiểu hai nốt và nhiều thì 4 hoặc 5 nốt...

Như vậy bài 17 Click Here đã nói về quãng, đó là 7 nốt nhạc mà để thành lập hợp âm cũng chỉ cần hiểu đơn giản là lấy các nốt trong chuỗi 7 nốt nhạc này.

Và có một quy luật để tạo hợp âm là theo 3 nốt ở quãng 1, quãng 3 và quãng 5.

Ví dụ cho hợp âm La trưởng (A): Có chuỗi nốt: ABC#DEFG- Và lấy ba nốt ở ba quãng 1 (có nốt La (A), quãng 3 (có nốt Đô (C), và quãng 5 có nốt Mi (E)- được tô màu xanh.

Trong thực tế hợp âm có thêm quãng 7, quãng 9, quãng 11, ví dụ như E7, B7....hoặc Em9...thì sẽ thêm nốt thứ 7, 9, hay 11...

ABC#DEFGABCD - Thêm nốt thứ 7 nữa thì được là A7.

Đó là chúng ta đã tạo được  hợp âm trưởng, Để tạo ra hợp âm thứ thì sẽ giảm nửa cung quãng 3.

ABCDEFG - Bỏ dấu # tại nốt đô sẽ được hợp âm La thứ (Am).

Có một cách để tính là theo công thức, và các bản phải biết các bậc trong nốt nhạc được cách nhau 1 cung, có hai nốt cách nhau nửa cung là Si-Đô và Mi-Fa.

Để tạo hợp âm trưởng tính theo.

WWHWWWH (Whole: một cung - Half: Nửa cungT)

Để tạo hợp âm thứ

WHWWHWW


Source: Internet

Phần hợp âm này tương đối khó, nhưng nếu các bạn tìm hiểu sâu về cung và quãng thì các bạn cũng dẽ dàng nắm bắt được.

Mục đích hiểu việc thành lập hợp âm giúp bạn tự tạo cho mình một thế tay, một hợp âm mới theo phong cách của bạn và không nhất thiết phải dập khuôn theo hợp âm soạn sẵn.

Và có nhiều bài solo, hoặc đệm hát, intro, nếu biết quy luật này bạn đệ sẽ rất linh hoạt và hay, đôi khi chỉ cần bấm một nốt và dải kết hợp các nốt khác cũng là rất hay.

Chúc các bạn học guitar thành công, và đây giới thiệu cơ bản cho bạn có khái niệm, nếu thích thì các bạn tìm hiểu các tài liệu chuyên sâu về âm nhạc để hiểu thêm.

Video hướng dẫn: 


Chúc các bạn thành công

Bùi Minh Music

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

Bài 21 - Âm giai Scale là gì và áp dụng vào phăng, solo dễ dàng

 ÂM GIAI (SCALE) LÀ GÌ VÀ ÁP DỤNG VÀO PHĂNG, SOLO DỄ DÀNG

Chào các bạn, Minh hôm nay chia sẻ các bạn một phần rất quan trọng chơi guitar, và giúp bạn chơi solo nốt, intro vào bài, phăng giữa bài, outro hết bài, tập ngón tay được dẻo, nhanh và linh hoạt.

Việc tập này là phần nâng cao sau này khi bạn cần dò tông ca sỹ, bài hát...

 1. SCALE LÀ GÌ? 

Chính là một chuỗi  nốt tăng dần, giảm dần nằm trong một giọng (tông)  và thế tay có nốt được sắp xếp mà khi chơi tại thế tay đó thì có nhiều nốt nhất trong giọng đó, khi chơi sẽ chiếm những nốt nhiều nhất và âm không bị lệch ra ngoài giọng đó.

Ngày hôm nay chia sẻ cho bạn 3 thế tay Scale cơ bản nhất là Scale trưởng, Scale thứ, và 

Trong scale thì có 3 kiểm thường được ký hiệu

- Vị trí có ghi tên nốt (VD: A, B, C, D, E, F, G)

- Đánh theo số (1,2,3,4...)

- Chỉ là dấu chấm trắn (đen), vị trí chấm đen là nốt gốc của giọng đó (có thể ghi là R- Nghĩa là Root nốt gốc)


Như vậy chỉ nhìn hình và đánh tuần tự theo từ nốt thấp tới nốt cao nhất, (về vị trí tay thì vẫn như bình thường), trong một Scale thì có thể được sắp xếp nhiều vị trí khác trên cần đàn (Video này Minh chỉ ví dụ một vị trí ở ngăn 5, 

2. ỨNG DỤNG SCALE LÀM GÌ?

Khi tập scale giúp bạn kỹ năng:

- Nghe nốt, nghe cao độ

- Solo, luyện ngón, luyện nhịp

- Nghe được cảm âm để sau nay tăng kỹ năng dò tông

- Phiêu và tự tạo các câu intro dựa theo nốt trong scale bạn tập

3. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP

- Dùng metronome tạo nhịp để tập

- Tập gẩy và bấm theo vị trí scale

- Có thể nâng cao cùng scale này ở vị trí khác trên cần đàn

- Khi giỏi và quen bạn sẽ dùng nhạc nền backing track để tập theo (Vào you tube đánh (A minor backing track - Nhạc nền La Thứ, hoặc C minor backing track - Nhạc nền Đô trưởng)

- Thực hiện áp dụng vào bài hát ở các đoạn intro đầu, đoạn ca sĩ nghỉ giữa bải, hoặc tự tạo và phiêu...

Trong thực tế có dẫn nhiều loại scale khác nhau, ngày hôm nay chỉ giới thiệu Scale trưởng và thứ, còn có nhiều loại khác như Ngũ cung (Pentatotic), Blue, 5, 6, 8, 12 notes...

Do vậy khi tốt các bạn có thể tập và tự tìm hiểu và nâng cao thêm, vì có các dòng nhạc khác nhau thì ứng dụng Scale khác nhau.

Mình thấy rất hữu ích khi tập backing track để tỉa và solo thêm, không chỉ là quạt và dải tiết điệu như bình thường và tạo sự khác biệt trong việc đệm hát và diễn tấu của các bạn

Chúc các bạn tập thành công.

Video hướng dẫn cách tập Scale:

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

Bài 20 - Trường độ là gì? - Áp dụng và chơi được liền

TRƯỜNG ĐỘ TRONG ÂM NHẠC LÀ GÌ?

Ca sỹ Hà Anh Tuấn, một những giọng ca Nam mà tôi rất thích, thiệt sự là rất thích khi nghe những ca khúc phối phong cách mộc trong series Album Sing and Share - [See Sing Share 3 -Tập 1] (Chỉ còn nuối tiếc) Những Mùa Nhớ - Hà Anh Tuấn

Khi nghe bạn sẽ cảm nhận những trường đoạn có giọng ngân tuyệt vời - "

Ở đó chúng ta thấy sự mượt mà ở những lúc lắng đọng và tha thiết

Như vậy giọng ngân dài, hay thường gọi là trường độ là độ dài mà một nốt nhạc mà ngân nga kéo dài có thể là cùng cao độ hoặc nâng lên hạ xuống

thế nên chúng ta chơi guitar có những nốt chúng ta cần ngân dài (giữ cho âm thanh kéo dài và từ từ biết mất, hoặc chúng ta áp dung một vài kỹ thuật dung day hoặc luyến lay giúp cho âm thanh kéo dài nhất,
hoặc

 ngắt cực Nhanh để tạo hiệu ứng chuyển bất ngờ cho người nghe

Source: Internet

Cho nên trường độ cũng rất quan trọng không khác gì nhịp và phách, làm cho giai điệu bài hát được phiêu theo phong cách, cảm xúc người chơi ca khúc phù hợp vào tâm trạng và hoàn cảnh chơi

Để ngân dài chúng ta có các nốt như sau từ chậm tới nhanh 
Nốt tròn/ Lặng tròn - 4 nhịp - Nốt ngân rất chậm/ Nghỉ rất lâu
Nốt trắng/ Lặng trắng - 2 nhịp
Nốt đen/ Lặng đen - 1 nhịp
Nốt đơn/ Lặng đơn- 1/2 nhịp
Nốt đôi/ Lặng đôi - 1/4 nhịp 
Nốt ba/ Lặng ba - 1/8 nhịp
Nốt bốn/ Lặng bốn - 1/16 nhịp - Rất Nhanh/ Nghỉ rất nhanh
...








Đôi khi là cả trường độ nghỉ cho nốt dài mang cả âm thanh hoặc nghỉ không có âm thanh

Tạo ra một khoảng lẳng cần thiết cho bài,....


Vậy chơi như thế nào, nếu là tỉa nốt, độc tấu, cả đệm hát thì chúng ta cũng ngân , hoặc ngắt quãng và việc này phải nói lại là rất phụ thuộc cảm xúc người chơi

Việc ngân nga này không phải khuôn mẫu, và nếu có sự phối hợp tốt trong ban nhạc với nhau tạo tung hứng, ngẫu hứng cùng nhau giúp cho người nghe thăng hoa cùng cảm xúc

Một điều quan trọng nhất là trường độ có kéo dài cần phải giữ theo nhịp, nhịp thì cứ như đồng hồ quả lắc tích tắc đều đặn, và việc chúng ta ngân nga và vào đúng điểm rơi của nhịp

Đó là sự hoàn hảo chỉnh chu, và phối hợp hoàn hảo, cần một trình độ và chơi ăn ý rất lâu và nhiều sẽ phiêu theo trường độ mong muốn.

Video chia sẻ về trường độ link:https://www.youtube.com/watch?v=79uF9umdZ9k&t=104s

Hoặc xem trực tiếp dưới đây:

Cảm ơn
Bùi Minh Music

BÀI 19 - HƯỚNG DẪN TỈA NỐT NHẠC VỚI GUITAR

 BÀI 19 - HƯỚNG DẪN TỈA NỐT NHẠC VỚI GUITAR

Các bạn tham khảo thêm bài 18 về vị trí và tên nốt của sheet nhạc và trên cần đàn

Bài này hướng dẫn cách các bạn tập cách móc dây tay phải và tập nhìn sheet nhạc và gẩy nốt, và cần tìm hiểu tên nốt nhạc trên sheet nhạc và chưa cần quan tâm trường độ, và cần khớp với nốt trên cần đàn 

Cách 1: Dùng bằng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa tay trái), cái này rất quan trọng và các tay chơi gitar cổ điển luyện cực nhiều

Cách 2: Dùng ngón cái bàn tay phải cho 3 dây (Mì, Là, Rê) và 3 ngón trỏ, giữa và áp út cho 3 dây Sol, Si, Mí

Cách 3: Bạn dùng theo phím để gẩy, các tay chơi guitar lead, tỉa nốt thì hay chơi phím

Cách 4: Cách cơ bản nhất cho các bạn mới tập là chỉ dùng ngón tay phải để gẩy dây.

Video hướng dẩn chi tiết phía dưới, các bạn tham khảo và luyện tập từng bước cơ bản trước

Các bạn tập thuộc nốt trên cần đàn, trên sheet nhạc và tập luyện cùng với bài nhạc Bui Minh để cuối bài, 

Và tập tới mức không cần nhìn cần đàn và chỉ nhìn sheet nhạc để có thể chơi được.

Chúc các bạn tập thành công

Xin chào

Bùi Minh Music



Các bạn tập đánh các nốt trong bài hướng dẫn này, Các bạn tự tìm kiếm các bài tập ngón tương tự để mở rộng thêm.

Nếu chưa nhớ nốt trên sheet nhạc, kéo tới cuối trang tham khảo.




Vị trí nốt nhạc trên cần đàn và sheet nhạc




Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021

Bài 18 - Hướng dẫn đọc nốt trên bản nhạc

BÀI 18 - ĐỌC NỐT TRÊN BẢN NHẠC

Ở bài 17 tôi đã hướng dẫn cung , quãng và vị trí nốt nhạc trên cần đàn. Nhưng sẽ không thể chơi nhạc nếu chưa có biết về sheet nhạc, nốt nhạc biểu thị như thế nào

Hôm nay là một phần thực sự quan trọng trong để bạn tiếp cận với nền tảng âm nhạc với bước cơ bản nền tảng nhất

Bài hôm nay sẽ nói

Ô nhịp là sao

Khoá nhạc ntn

và quan trọng là vị trí tên nốt trên từng ô và dòng kẻ và nó được thể hiện và phối hợp với nhạc cụ ntn

Cam kết với các bạn sau bài 17 và bài này bạn sẽ chơi những nốt nhạc cơ bản đầu tiên cho những bước dài tương lai phía sau, không lãng phí để bỏ chút ít thời gian để xem hết bài viết và video hướng dẫn để giúp bạn chơi được guita như cam kết của mình.

Một sự chia sẻ mộc mạc và đơn giản dễ nhất để tiếp cận dễ dàng

1. Khoá nhạc:

Khoá nhạc cần biết đầu tiên để giúp người chơi đang viết cho nhạc cụ nào, thông thường chơi guitar classic/ acoustic thì khoá Sol (G) được sử dụng nhiều nhất do các nốt sẽ biểu thị đầy đủ trong khuôn nhạc và đàn guitar. và một điểm rất dễ nhận thấy  biểu thị Chữ G (hình dưới) và ngay vòng tròng chữ G chính là nốt sol. 

Có những nhạc cụ khác dùng khoá Fa (như guitar bass)...nhưng sẽ không bàn nhiều, do tập chung vào guitar acouscic và classic dùng chủ yếu khoá G.





2. Khe và dòng kẻ

Trong khuon nhạc thì sẽ có năm dòng và 4 khe, cái dòng và khe này không phải là thể hiện các dây đàn nhé, đường nhầm tưởng

Và trong các đường kẻ và khi này sẽ được quy định bất di bất dịch nốt nhạc đặt ở chỗ nào và vị trí nào và tên gọi nó là gì, và việc của các bạn là phải thuộc và thuộc một cách không điều kiện luôn, khi nhìn nó là biết nó tên là gì.


3. Dòng kẻ phụ

Cái này là được hiểu các nốt nhạc trong dòng kẻ và ô chính không thể hiện được các nốt quá trầm và quá cao, và như vậy đường kẻ phụ sẽ được kẻ thêm và thể hiện các nốt nhạc. khi mà có quá nốt nằm chủ yếu đường kẻ phụ thì sẽ chuyển sang một khoá khác để thể hiện, (ví dụ trầm quá thì sang dùng khoá F và cao quá thì dùng khoá Đô)


4. Áp dụng vào guitar hay các nhạc cụ như thế nào?

Khi đọc được các nốt nhạc trên sheet nhạc rồi, biết tên gì rồi thì các bạn sẽ áp dụng những kiến thức đã được BMM chia sẻ từ bài trước, nhớ là phải dùng bài trước với bài này thì có sự kết hợp hoàn hảo để có thể trình diễn những bài rất cơ bản trước.

Cần tập trung vào tên nốt trên cần đàn tên gì và nó ở vị trí nào trên cần đàn, và chỉ cần tỉa để nhớ tên nốt và đến lúc nào không cần nhìn cần đàn, chỉ nhìn sheet nhạc có thể chơi đúng nốt, đúng tên là rất thành công, tập và kiên trì tập, bạn sẽ nhớ thiệt nhanh và có thể tỉa những bài đơn giản trước.

hình ảnh này mô tả rất rõ tên nốt nhạc và trên cần đàn sẽ là vị trí nào. 





5. Làm sao để tạo được giai điệu.

nó phụ thuộc rất nhiều về cao độ và trường độ, và trong bài tới BBM sẽ chia sẽ cho các bạn các nốt sẽ có các trường độ như nào, và tại sao gọi là Nốt trắng, đen, đơn, đôi.....

Video hướng dẫn: https://www.youtube.com/watch?v=Jct5p-z1Gwo


Hẹn gặp lại ở bài chia sẻ sau.

Xin cảm ơn

Bui Minh Music 

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

Bài 17 - Cung/ Quãng là gì, áp dụng vào guitar như thế nào?

BÀI 17 - CUNG QUÃNG LÀ GÌ, ÁP DỤNG VÀO GUITAR NHƯ THẾ NÀO?

Bài 15 - Tôi đã giới thiệu các bạn tên dây đàn ở chế độ dây buông trong guitar, nhưng như vậy thì thật thiếu xót rất lớn khi trên toàn cần đàn có hàng nghìn nốt khác.

và để chơi được bản nhạc thì phải tận dụng và sử dụng hết.

Và để có được sự hiểu biết và áp dụng này thì không thể bỏ qua phần nền tảng âm nhạc để hiểu và áp dụng vào cây guiatar của mình đó là Cung Và Quãng.

Hôm nay nói chủ để này đảm bảo dễ hiểu nhất và tính thực dụng của nó mà không ai nói tại sao lại cần nó.

Hiểu một các đơn giản khi ta nói chuyện và giọng đều đều thì cùng tone và không thấy khác biệt, vậy để tạo điểm nhất có lúc ta nói thiệt trầm, có lúc ta nói cao sắc để nhấn mạnh, gây sự chú ý...

Vậy thì trong âm nhạc giai điệu cũng vậy, như một ngọn sóng lúc mạnh lúc nhẹ, lúc êm dịu, lúc gào thét, lúc dữ dằn, làm sao biếu thị và diễn đạn nó trong guitar.

Đó chính là cao độ nốt nhạc để biểu thị và diễn tả nó, bằng cung quảng và bố trí các nốt nhạc do nhạc sĩ sáng tác.


1. QUÃNG LÀ GÌ?

Trong âm nhạc chỉ có 8 nốt nhạc, vậy mà sáng tác ra tỷ tỷ bài hát, giai điệu tuyệt vời không tưởng

8 nốt nhạc là: Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô, nhưng nếu chỉ có dừng như vậy thì sẽ không thể hiện hết

Vậy để trầm hơn thì Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si ---> Cao lên lại tăng tiếp  Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si 

Hoặc giảm đi thì là Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si<---Giảm ngược lại, Vậy là có quảng 8 cao hoặc trầm

Và nếu chỉ có từ nốt này sang nốt khác thì chúng ta được 1 quãng

Ví dụ: Đồ sang Rê là 1, hặc Đồ Sang Mi thì là quãng 3, hoặc Đồ Sang Đố  Thì quãng 8, cứ đếm là được quãng



2. CUNG LÀ GÌ?

Chính là cao độ âm sắc giữa nốt này vối nốt kia: 

Cũng lấy ví dụ 8 nốt trên và nhìn hình minh hoạ thì có cung, 

Tuy nhiên có nốt này gần với nốt kế là 1 cung, và nốt khác lại là nửa cung (1/2 cung)

Mi sang Fa và Si sang Đô là nửa cung, còn lại 1 cung

Tại sao lại lằng nhằng vậy nhỉ, Xin lỗi mình cũng không biết được lịch sử hình thành, nhưng hiểu một cách nôm na rẳng, khi chơi có nốt mình chỉ cần cao hơn chút thì sẽ chơi 1/2 cung, do vậy những nốt khác mà nguyên cung thì sẽ theo hình thức hạ thì giảm (ký hiệu b và Tăng ký hiệu (#), giờ khoan hãy nói về cái này.

3. GUITAR THỂ HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Một loạt lý thuyết trên cũng nhằm chúng ta dưa vào cây đàn và hiểu nó để ứng dụng, đó mới là cái chính, bài 15 thì đã nói cho bạn tên dây buông đàn guitar, và dựa vào phần Cung phía trên bạn sẽ biết cách tính toán vào cây đàn guitar của mình.

trên đàn sẽ có các phím đàn, mỗi phím chỉ có nửa cung, còn một cung phải bấm ở hai phím khuông

Hình dưới mô tả 

Và dựa vào cung thì mình sẽ phân tích thử cho bạn và việc tiếp theo bạn tự phân tích các dây tiếp theo, các vị trí tiếp theo, luôn lấy tên dây buông làm gốc và tính


Picture are updating.........



4. TÍNH TOÁN ĐỂ NHỚ VỊ TRÍ NỐT, TÊN DÂY ỨNG DỤNG GÌ?

Cái này mình rành trả lời cuối cùng bạn tò mò muốn biết mà.

+ Biết liên hệ giữa dây trầm và cao, khi bấm ở dây trầm vị trí cao sẽ có tên tương đồng dây cao ở thế tay buông.

+ Thuộc tên nốt ở cần đàn.

+ Biết sự thay đổi âm thanh (khác nhau, cùng nhau) ở các vị trí khác nhau.

+ Thuộc tên nốt thì sẽ diễn tấu bài nhạc ở các vị trí khác nhau ( Như kiểu cùng một bài nhạc, mỗi người chơi một kiểu khác nhau, nhưng giai điệu chính vẫn giống).

+ Nghe và cảm nhận được sự khác nhau, và có mù âm nhạc thì cũng có hiểu sự khác biệt giữa các nốt và mai mốt bạn tự phiêu theo giai điệu bạn thích mà có thể không nhất thuyết cứng nhắc theo sheet nhạc, sách vở quá.

+....

Tóm lại ngày hôm nay chỉ có 3 vấn đề chia sẽ, và việc ứng dụng nó vào sheet nhạc sẽ là bài kế , chứ chả lẻ chỉ nốt nhạc trên cần đàn, biết cung quãng để đó, phải ứng dụng và áp dụng ngay.

Bạn hãy ghi ra giấy sơ đồ cung này, (Quãng thì sau cũng được), Mang đàn ra thử dò xem dây nào tên gì, vị trí bấm trên khuôn nào tên gì, mai mốt chẳng cần nhìn và cũng nhớ. và điều nhớ vị trí trên nốt là cần thiết để bước tới bài tiếp theo tìm hiểu sheet nhạc và phối, chơi gia điệu với đàn, hoặc có thể nghe nhạc và phiêu nốt giai điệu theo.

Thế nhé, chúc bạn tìm hiểu phẩn này đừng quá khó, mà mình nói đâu có khó nhỉ.

Xin chào.

Bui, Minh.

Video BBM chia sẻ tại đây để bạn dễ hiểu hơn: https://www.youtube.com/watch?v=kVSNMHlH_TM



Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

Bài 16 - Hướng Dẫn Dây đàn guitar tên gì?

 Bài 16 - HƯỚNG DẪN - DÂY ĐÀN GUITAR TÊN GÌ?

Rất nhiều người chơi guitar không học một cách bài bản và nền tảng, và như vậy sẽ làm giảm sự phát triển của bạn sau này.

Hôm nay BMM (Bùi Minh Music) sẽ chỉ cho bạn những nền tảng cơ bản để khắc phục tình trạng này.

Bạn thấy nhiều người chơi guitar có thể nhìn bản nhạc, nghe một bản nhạc , hoặc đọc tên note là có thể solo, tỉa nốt và chơi giai điệu rất hay. 

Tuy nhiên bạn thì không thể, và chơi đàn giống như mù vậy, biết chơi ra tiếng nhưng nó là gì phía sau thì rất mơ mơ hồ hồ.

Vậy thì chính là nhạc lý, ai chơi giỏi cũng phải trải qua một khoá nhạc lý, nghe sao mà phức tạp và dài, muốn chơi được liền, nhưng tôi nói cho bạn biết rằng, nó cũng không quá khó khăn như bạn tưởng và chỉ cần một lộ trình ngắn khoảng 6 tháng, khoảng tối đa một năm học thì bạn có một sự khác biệt rất lớn với những người ngoài kia.

Vậy học nhạc gồm những vấn đề gì?

Tôi cũng đi dạy cho các bạn tại lớp theo giáo trình của trung tâm soạn thảo cũng từ kiến thức rất cơ bản rồi lên cao, Vậy bạn không tới lớp thì tự học được không.

Được Chứ, tôi sẽ liệt kê các vấn đề cần học và sẽ từ từ viết bài chia sẽ các bạn tại đây và làm video chia sẻ và từ từ học là sẽ học được thôi, ở trên lớp thì hay cái là bạn được giáo viên nghe, nhìn thấy bạn sai thì chỉnh, còn ở đây thì sẽ bạn tự tìm hiểu và tự chỉnh.

- Nội dung học: Học nhịp, tên nốt trên guitar, tên nốt trên khuông nhạc, trường độ nốt nhạc, nốt nghỉ, các liên 3, nốt thăng, nốt giáng, dấu hoá, khoá nhạc, cấu tạo hợp âm, giọng, sướng âm, đệm hát, độc tấu, viết intro...tuỳ mức các bạn đi tiếp.

Nghe thì có thể nhiểu nhưng nó sẽ đi từ từ từng phần và có sợi dây liên hệ, do vậy cũng không quá khó để nhớ.


Và ngày hôm nay mình sẽ viết về các tên dây trên đàn guitar như là bài mở đầu cho seriers chỉ bạn nền tảng kiến thức này, và tại sao phải biết, sẽ nói thêm ở cuối bài.

Đàn guitar thì có 6 dây, và mỗi dây có một tên khác nhau, và tần số âm thanh phát ra khác nhau?

Dây 1 : Là dây nhỏ nhất mang tên Mi - Ký hiệu là E

Dây 2: Dây nhỏ thứ nhì mang tên Si - Ký hiệu là B

Dây 3: Dây Sol - ký hiệu là G

Dây 4 -Dây Re - Ký hiệu là D

Dây 5 - Dây La - Ký hiệu là A 

Dây to nhất cuối cùng là Mi - ký hiệu là E


Quy tắc nhớ đơn giản là dây nhỏ nhất thì là 1 và lớn nhất là 6, giống như gia đình thôi, Anh lớn nhất nhiều tuổi nhất.

Về các đọc và nhớ tên dây: Bạn cứ đọc suôi: Mí Si Sol Rề Là Mì - rồi ngược lại Mì Là Rề Sol Si Mí, đọc lặp lại hai chiều bạn sẽ thuộc.

Có một số người có thể đặt câu vè vui như tắt chữ cái đầu: Mi Là Dê Sung Sướng Mi. Tôi cũng không khuyến khích cách này, vì trong quá trình chơi thì bạn phải nhớ tên note đọc bản nhạc và phối với nốt trên cần đàn. Bạn có thể sáng tạo cái nào bạn dễ nhớ nhất.

Trả lời câu hỏi tại sao cần nhớ 6 dây này, vì nó tên dây buông và sẽ một số nốt nhạc trên khuôn nhạc sẽ sử dụng nốt này, tuy nhiên sáu nốt này thì hẩu như đâu có thể diễn tả hết toàn bộ bài nhạc. Vậy phải làm sao, lúc đó bạn phải bấm vào các ngăn khác nhau, vị trí khác nhau trên cần đàn để tạo ra tên nốt khác, và sẽ cho ra một âm thanh khác.

Và cần đàn có hàng trăm vị trí bấm, hàng trăm âm thanh khác nhau, vậy thì sẽ diễn tả được toàn bộ các nốt nhạc trên sheet nhạc, hoặc giai điệu khác nhau mong muốn.

Bạn hỏi, các nốt nhạc trên cần đàn sao có thể biết, có chứ, bạn hãy bắt đầu với những tên nốt dây buông trên guitar trước, và BMM sẽ chia sẽ tiếp bạn ở bải sau.

Bạn thấy dễ không nào, hãy nhắm mắt lại ghi nhớ đi, hay cầm ngay cây đàn guitar ra và đọc thuộc tên nốt, đánh tên nốt, đọc theo nốt đó, đó cũng được gọi là cảm âm theo để nghe quen tai âm thanh phát ra cùng với tên nốt. Và bạn sẽ từ từ chơi được các giai điệu rất nhanh và dễ.

Hẹn gặp lại bạn ở bài kế tiếp nội dung lý thuyết âm nhạc này.

Video bài chia sẽ tại dây: https://www.youtube.com/watch?v=fb8OTOeGgsY&t=8s


Cảm ơn

BMM

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

Bài 15 - Hướng dẫn tập điệu Valve - Bài Bụi Phấn

BÀI 15 - HƯỚNG DẪN TẬP ĐIỆU VALVE BÀI BỤI PHẤN


Hello chào các bạn, lại là 19h chủ nhật, nhâm nhi ly cà phê ngồi tám chuyện guitar với các bạn đây.

các bạn giành thời gian và xem và chơi nghe với Minh thật là tuyệt vời.


Source: Gifphy

Hôm nay lại như hẹn các bạn , tiếp tục series Guitar đệm hát và Bùi Minh Music (BMM) thấy các bạn hỏi nhiều về đệm điệu valve. Vậy là lấy camera ra quay liền và chia sẻ cho các bạn.

Mà điệu này thì có khó gì đâu, dễ nhất trong các điệu vì có 3 phách thôi, Chùm, chát chát, dễ ơi là dễ.

Không dông dài nữa, vào bài luôn nào.

    Mà hôm nay Minh sẽ chỉ các bạn và các bạn chỉ cần tập theo minh theo clip ở cuối bài là tập được liền, mà khoan hãy mở clip, đọc hết bước cơ bản sau, xem clip cho dễ.

Hôm nay cũng là ngày 20.11. Cho vậy tặng luôn Thầy cô Minh, thầy cô các bạn với bài Bụi Phấn đệm đúng điệu này.

Điệu này là nhịp 3/4 và như vậy trong một ô nhịp chỉ có có 3 phách thôi. mỗi nhịp là một nốt đen, và đập một nhịp.

Phách 1 mạnh: Quạt dây bass trầm trên dải xuống.

Phách 2: Yếu: Quạt 3 dây treble nhỏ từ trên xuống.

Phách 3 Yếu: Quạt 3 dây nhỏ từ trên xuống.


Vậy các bạn hãy tập cho quen tay với tiết điệu trước. 

Sau đó mới bấm hợp âm và chuyển, bài này thì các hợp âm cũng rất dễ và cơ bản bao gồm.

C, Dm, Em, F, G, Am.

Khi Tập nhuyễn phần nhịp, phần quạt, phần chuyển hợp âm thì Mới chuyển áp dụng vào bài hát. Trong bài hát BMM để dưới các bạn thất mỗi ô nhịp là 3 lần quạt, mũi tên đỏ quạt 3 dây bass (quạt mạnh cho âm thanh lớn để ra phách mạnh) , mũi tên xanh quạt dây nhỏ treble (quạt nhẹ), để nghe âm thanh có tiết tấu và khác, tránh đều.


xong hết bước này thì giờ là hát kết hợp vào, các bạn mới chơi bạn tập khoảng 2- 3 tuần là chơi được điệu này và bài hát này luôn, các bạn có thể tập các bài khác điệu valve tương tự như bài Làng tôi, Bước Chân Lẽ Loi, Cong Kênh xanh xanh...


Vi diệu chưa, vậy là các bạn có thể chơi bài này được rồi, mang đàn ra tập nhiểu, và chơi luôn bài bụi phấn tặng thầy cô như một món quà ngày 20.11, hoặc chơi các bài khác thể hiện cá tính và sự tự tin của mình với một tiết điệu du dương tình cảm và rất ư là dễ chơi.


Chúc các bạn tập thành công.

Xin chào và hẹn vào 19h30 CN tuần sau và các bài chia sẽ khác của BMM.

đường dẫn video:

 

Bui Minh Music.

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2021

Bài 14 - HƯỚNG DẪN CÁCH CHUYỂN HỢP ÂM NHANH

 Bài 14 - HƯỚNG DẪN CÁCH CHUYỂN HỢP ÂM NHANH


Chuyển hợp nhanh và nhịp nhàng mềm mại là điều mọi người rất cần

và nó là điều kiện bắt bược khi chơi guitar đệm hát cũng như làm chủ vòng hợp âm 

vì nếu không chuyển kịp sẽ làm sai chất của bài hát.

Vậy thì cách nào giúp các bạn có được các chuyển nhanh, bên cạnh video hướng dẫn cụ thể cuối bài

ngày hôm nay Bùi Minh Music (BMM) sẽ chia sẽ bạn 6 cách tập để các bạn chơi được nhuyễn và nhịp nhàng

Source: Giphy&Disney

1. CHỈ CHỌN CHO MÌNH HAI HỢP ÂM KHI MỚI TẬP

Tại sao nói vậy, vì các bạn cần hàng ngày tạo thế bấm, động tác, thế thật chuẩn, dải liên tục để kêu, định hình được ngăn sẽ bấm và kiểm soát được các ngón tay vào dây nào, ngăn nào, BMM kiến nghị bạn tập hợp âm C trưởng làm cơ sở - Bài hướng dẫn hợp âm BMM đã chia sẽ tại đây

Hợp âm thứ hai là hợp âm Em (Mi thứ) tại sao là mi thứ vì chỉ có hai vị trí bấm dây rất đơn giản, và khi bạn đánh thì các dây còn lại sẽ là dây buông và nằm trong các nốt của Em, chọn hợp âm này để các bạn chuyển qua lại nó nhẹ, và không mỏi, không quá khó khăn khi bạn tập lúc đầu

Source: Giphy - Hợp Âm Mi Thứ (Em)


2. TRÁNH ĐỂ MẤT FORM KHI RỜI THẾ BẤM

Khi tập hợp âm và vi chuyển, duy trì phần ngón cái tiếp xúc cần đàn, các ngón tay phần gần lòng bàn tay tránh nhấc và di chuyển, chỉ điều khiển ngón tay để thay đổi nốt, tuyệt đối không dịch tay làm mất form, và bạn khó lấy cảm giác cỡ tay, vị trí, cỡ cần đàn.

Bản thấy như là một người mù, bạn cho họ một vị trí để định vị xung quanh nhà, ngày nào họ cũng đi lại là thuộc luôn, tuy nhiên nếu bạn thay đổi các vị trí vật thể họ mất phương hướng và cần một thời gian để định hình

Vậy việc tạo form chuẩn giữ cho mình vị trí thể tay đúng sẽ giúp bạn quen và cải thiện nhanh hơn


3. TẠO CHO MÌNH MỘT VÒNG HỢP ÂM

Hảy tạo cho mình một vòng hợp âm để dịch chuyển và giúp tay linh hoạt, khi ở cách 1 đã xong, nâng số lượng hợp âm lên, tạo cho một vòng để giúp mọi ngón tay tham gia vào bấm hợp âm

C-Em-C-C-E-G-Am-Dm, 

với âm nào bạn cần chơi và tạo phong nhiều thì bấm nhiều hơn các hợp âm khác

Cách tập này giúp bạn cảm được mầu sắc từng hợp âm, phù hợp và áp dụng và các bài hát sau này

Khi tốt hợp âm buông thì chuyển sang hợp âm chặm, BMM có chia sẻ tại đường dẫn này -> Hợp âm chặn


4. TẬP CÙNG VỚI NHẠC NỀN

Khi chơi hợp âm nguội (tự tập và không tương tác và á dụng hát hay nhịp gì) thì bạn hãy lên Youtube chọn một đoạn nhạc nền mẩu _Guitar Backing Track Am hoặc C major, bạn có nhiều nhạc nền hay để tập, vừa tạo cho mình niềm vui khi tập, và có nhịp để tập, bạn hãy tập dải dây cùng nhạc nền thú vị và rất lên tay, Phần tập dải dây BMM đã chia sẻ tại đường dẫn này - Cách tập tiết điệu



5. TẬP VÀ ĐIỂU CHỈNH CỔ TAY VÀ CÁNH TAY

Có những hợp âm, có thể giai đoạn đầu bạn chưa bấn được hay bấm sai, hãy tự mình điểu chỉnh cổ tay, cánh tay trái để bạn chọn cho mình một tư thế bấm tốt nhất dễ dàng nhất và đẹp nhất. đôi khi chỉ cẩn chỉnh một chút là thế bấm rất dễ dàng và thuận lợi, thử chỉnh và tìm ra cái riêng phù hợp với mình


6. ĐẶT CHO MÌNH MỘT MỤC TIÊU

Lời khuyên cuối cùng, để chuyển tự nhiên, mềm mại, nhanh và mượt, các bạn cần có một mục tiêu tập hợp âm nào, khi nào hoàn thành, và tập để áp dụng hay mục đích gì, vậy giúp bạn duy trì tập luyệt đạt kết quả và hãy tập nhiều, và lên lịch trình mỗi ngày tập một ít, chuyể một ít, record lại video xem mình sai, chưa đúng chỗ nào, so sánh với cách người chơi nhiều/ lâu chuyên nghiệp và rút tỉa ra cho chính mình

Thông qua 6 Cách hướng dẫn trên chắc chắn các bạn nắm được ý và tập chuyển hợp âm nhanh và tốt hơn, kiên trì sẽ đạt kết quả tốt.

Chúc các bạn tập thành công

Cảm ơn

Bùi Minh Music.

Video hướng dẫn: BMM đang cập nhật.


Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

BÀI 13 -NHỊP LÀ SƯƠNG SỐNG NỀN TÀNG KHI CHƠI NHẠC, NHƯNG KHÔNG AI ĐỂ Ý

NHỊP LÀ SƯƠNG SỐNG NỀN TẢNG KHI CHƠI NHẠC, NHƯNG KHÔNG AI ĐỂ Ý

Theo thống kê thì có tới 80% người mới chơi nhạc không thực sự quan tâm vào tập nhịp.

- Thật sự là một sự tồi tệ ghê ghớm khi đánh nhịp sai. 

- Đàn một đường, và hát một nẻo.

- Không những thế mà solo nốt độc tấu hay song tấu cũng không xong.

- Và sẽ không bao giờ phối được 3 nhạc cụ hay một ban nhạc đầy đủ, nghe rất là rối và không biết ai chơi gì và ai nhường ai, vào nhịp hoà nhịp lúc nào để ăn khớp.

Bạn Thấy mức độ quan trọng về nhịp chưa nào?

- Bạn có thấy khi mình chơi tay quạt tiết điệu 1 kiểu và hát một kiểu, chẳng thể nào khớp được nghe nó cứ ngang ngang.

- Bạn chơi rất cứng, không linh hoạt.

-Dựa vào thời gian chơi lâu mình cũng cảm được và áp dụng thiệt kiệu quả và mình rất tung hứng và phiêu với người hát, người chơi và lúc mạnh mẽ, lúc dụi dàng, lúc dâng trào, lúc êm dịu.

-Hôm nay BBM sẽ chỉ cho bạn 4 cách để tập luyện nhịp cho thiệt đơn giản, nhanh trong 1 tuần, và cứ thế chơi và áp dụng.



Source: FreePik

1. NGHE NHẠC

Bạn không nghe sai đâu, có thể bạn nghe nhiều đó nhưng bạn có đồng ý là không để ý tới nhịp không, chủ yếu nghe thấy giai điệu hay hay, lời bài hát hay hay, hoặc có thể là trai xinh gái đẹp...

Vậy là bạn không hưu tiên vào phần nhịp, Vậy đầu tiên nếu là tiêu chí là nghe nhịp thì chọn bài để nghe và tập việc đó.

Bài nhạc thì chọn các bài dạng dễ nhịp đều như Remix có beat trống rất rõ, bolero, nhạc rất đều chậm, Tango nhịp rõ rất khác biệt, hoặc Valve nhịp đơn giản , hãy chọn một loại bạn vừa thích mà có thể dễ nghe nhất, khi kỹ năng tốt thì chọn nhạc khác vẫn nghe được.

Nhưng quan trọng là khi nghe thì tập như nào, đơn giản.

- Du dương theo tiết điệu tự nhiên cảm thấy thích.

- Sau đó thì bắt đầu lắc đầu, thân thế, đôi khi là nhún nhảy.

- Khi hai bước trên đã nhuyển và nghe ổn thì đập nhịp tay, hoặc chân.

2. TẬP GÕ NHỊP

- Su khi đã có nghe thấm nhuần các điểm ở trên thì hãy bắt tay vào tập một cách bài bản và chăm chỉ, tập chọn bài nghe và thực hiện gõ nhịp bằng tay.

Rồi khi bạn cảm nhận rất rõ về nhịp thì bạn chuyển sang chân để gõ thay tay, vì khi đánh guitar còn rảnh tay đâu mà gõ, vậy dùng chân cho tiện.

Gõ như thế nào, Nhịp thì được quy định đơn giản là nhấc chân lên đập xuống và nhấc chân lên lại, vậy được một nhịp. 

Việc để khắc phục là bạn tập nhuyễn và đập thiệt tự nhiên đến lúc nghe là đập tự nhiên mà không cần suy nghĩ vẫn nhớ, và dừng hay dậm châm nhịp lại thì vào được liền.



3. PHỐI HỢP VỚI MÁY GÕ NHỊP METRONOME.

Khi mới chơi, hoặc chưa nghe rõ nhạc, thì máy đập nhịp cũng giúp mình nâng lên, đập xuống dẽ dàng và chuẩn, luyện cho tay hoặc chân dậm được đều, vì có thể vẫn lên xuống nhưng không duy trì tốc độ đều thì không được - Bạn nghĩ bàn chân mình gõ theo kim tích tắc đống hồ đều đặn như vậy đó.

4. GHÉP VỚI ĐÀN

Khi gõ thiệt tốt thì sẽ áp dụng với đàn guitar, tập gõ nhịp chân thì tay kết hợp dải dây và tiết điệu. mỗi loại tiết điệu có một các đập nhịp, bạn phải đập nhịp cho tiết điệu đó đúng, kết hợp với các bài tập trên phối hợp nhau, và động tác tay cũng quạt đúng phách, đúng nhịp, chuyển hợp âm tay trái kịp và tổng hợp tay quạt, chân dậm, bài hát gia điệu hát và nhịp bài hát tốt, thì bạn sẽ phối đúng và không sợ rớt nhịp nữa.

Đó là những cách rất đơn giản, việc của bạn là hãy mở ngay một bản nhạc bây giờ, nghe relax, cảm nhận, đung đưa theo nhip, rồi từ từ nghe có chủ đích nhịp trống, nhạc cụ guitar họ đánh giải như thế nào.

Tốt thì cầm đàn dải nhịp theo, ban đầu chưa cần hoàn hảo, chỉ tập lấy nhịp trước.

Chắc chắn là sau 1 đến 2 tuần nghe liên tục bạn sẽ cải thiện một cách rõ ràng về nhịp và dần hiểu và gõ, kiểm soát được nhịp, tập chậm và từ từ tăng tốc.

Video hướng dẫn giúp bạn hiểu hơn, hãy xem, trải nghiệm và comment cho mình biết.

Video link: Đang update.

BMM

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

Bài 12 - Hướng Dẫn Tập điệu Disco

BÀI 12 - HƯỚNG DẪN TẬP ĐIỆU DISCO

Chào các bạn, ở bài 11 mình đã tìm hiểu và tập căn bản với tiết điệu nhịp 4/4, và quạt và dải dây cơ bản, các bạn nếu chưa tập bao giờ thì hãy bắt đầu với bài 11 trước, link hướng dẫn ở đây Bài 11 - Tập quạt đơn giản

Hôm nay là một điệu rất vui nhộn, dễ chơi, và áp dụng được 70/80% bài hát việt và các bạn rất mong đợi

Và chúng ta áp dụng thử một bài để mô phỏng điệu như thế nào

Điệu dicso rất vui vẻ, nhộn nhịp, sáng, và áp dụng được rất nhiều trong các nhịp chẵn 2/4, 4/4, kể cả bài nhạc buồn mà chúng ta chuyển sang tiết điệu vui vẻ và nhộn nhịp thì hoàn toàn được nếu cảm xúc và không gian phù hợp.

Bùi MInh Music (BMM) sẽ chia sẻ các bạn 4 cách tập.

1. CÁCH QUẠT LÊN XUỐNG

Đây là cách cơ bản mà không cần biết nhạc lý thì các bạn có thể quạt được, chúng ta chỉ cần nghe mẫu cách người chơi quạt xuống lên, và nhìn tay là mô phỏng được rồi

Cần nghe rất kỹ về âm thanh để cảm nhận biết âm thanh phát ra như thế nào từ cách quạt đó

Hình dưới mô tả rất trực quan có mũi tên, thì chỉ cần quạt xuống

- Quạt xuống thì 3 dây bass dây lớn, còn quạt từ dưới lên thì quạt từ dưới từ dây nhỏ nhất quạt ngược lại

X: Xuống

L: Quạt Lên

C: Chập

Đây là nhịp đơn giản và quạt nửa nhịp lên thực sự là dễ dàng, và tạo nền tảng cơ bản để bạn nâng cao sau này.

Cách này nếu không nghe bao giờ, không có người hướng dẫn và chỉ nhìn hình thì chắc chắn khó cho các bạn, nhưng bạn yên tâm là minh có làm video chia sẽ cuối bài viết để trực quan và dễ tập theo nhé.



2. ĐỌC TIẾT ĐIỆU DỰA VÀO NỐT NHẠC

Cách đầu là rất đơn giản và dạng truyền tay từ các anh em kinh nghiệm, như BMM đã nói, nếu chưa nghe, không ai hướng dẫn thì không chơi được, nhưng với người biết nhạc lý thì với viết ký âm nhạc như hình dưới thì các bạn sẽ tập được ngay.

Ở phần này thì đang ở khuông nhạc 4/4, là trong một ô nhạc thì chúng ta đánh 4 phách (mỗi phách tương đương 2 nốt móc đơn là Lên và Xuống, và với điệu Disco này chúng ta đánh hoàn toàn là nốt móc đơn, (móc đơn là nửa nhịp), nhip như thế nào ở phần 4 cuối BMM giải thích thêm.

Do vậy là quạt lên xuống là xong,  với điệu disco này thì mình có một âm Chặn dây (âm âm dây, ký hiệu C cho dễ hiểu, khi quạt thì đánh câm tiến bằng kỹ năng nhấp tay ở tay trái hoặc làm câm bằng cạnh lòng bàn tay phải khi quạt và chặn đồng thời  thì mới ra được điệu disco, nếu quạt dây phát tiếng đều trên các phách thì không ra được.

Phách đầu Mạnh, nhẹ, chập (Mạnh vừa) yếu, vậy nó tách các phách ra có điểm nhất và tạo nét cho điệu dicso, và tập và điều chỉnh độ mạnh nhẹ để nghe hay nhất.


4. TÁCH TẠO CHO MÌNH MỘT NHỊP ĐỀU VÀ CHUẨN

Khi mới tập chưa có kỹ năng, cơ sở để chuẩn nhịp vậy thì cần lấy một dụng cụ chuẩn để làm nền và chúng ta tập theo, đó là máy tập nhịp BMM có chia sẻ "tại đây- đang viết", chúng ta cần cần bật chế độ nhịp lên và đặt ở tốc độ thấp, chọn loại nhịp và luyện quạt lên xuống theo, khi cảm được nhịp, quạt được chuẩn thì có thể bỏ tạm, và tự mình căn tốc độ và tập và quạt,

Về cơ bản thì cứ một ô nhịp thì hoàn thành một vòng quạt tiết điệu này, và sang ô nhịp khác thì nó lại lặp lại đúng tiết điệu đó

Việc các bạn tập là sẽ tập một hợp âm cho chuẩn về tiết điệu, khi ổn thì sẽ kết hợp các hợp âm khác và chuyển từ từ, để chuyển tập hợp âm cho kịp, và giữ được tiết điệu vẫn đều và chuẩn tránh rớt nhịp khi chuyển hoặc quạt, hoặc gọi là loạn nhịp khi tay quạt một đằng, nhịp đi một lẻo.


5. CÁC GÕ NHỊP NHƯ NÀO?

BMM sẽ chia sẻ mục này mặc dù nó nằm thiên về nhạc ý, nhưng thực tế là rất ít người chỉ chúng ta và nêu tầm quan trọng của nhịp, nên minh chia sẻ ở đây để chúng ta có ý niệm ban đầu ở tiết điệu này trước.

Như nói ở trên, chúng ta tập theo metronome, nhưng làm sao cho mình biết mình kiểm soát ntn?

Người chơi sẽ dùng tay để gõ, dùng đầu lắc để lắc lư, người kỳ cưu thì cảm được và phiêu theo bài nhạc và họ có sẵn trong máu, nhưng bước đầu đơn giản nhất là dùng chân.


Một nhịp được mô tả là một vòng vòng bàn chân dậm xuống và nhấc lên, 

Trước khi bắt đầu quạt disco chúng ta nhấc bàn chân

Quạt xuống thì dậm chân xuống

Quạt ngược lên thì nhấc chân lên

Và cứ quy trì bàn chân lên xuống theo tay bạn quạt.

Ở điệu disco này nhịp chẵn nên rất dễ để tập và nó khớp với tay bạn quạt.

Bạn có cảm nhận khi nghe nhạc bạn cũng đã một phần cảm nhận và nhún theo nhịp bài hát?

Source: Gifphy

Tuy nhiên các tiết điệu khác không có dễ dàng như vậy, nó xáo trộn ngược rất nhiều và thách thức hơn.


6. CHỌN BÀI VÀ TẬP

Chọn một bài dạng remix, để tập, như chú voi con ở bản đôn, hay búp bê không tình yêu..nghe nhịp thử , đập nhịp theo, và chọn hợp âm quạt theo tiết điệu remix đó để có cảm nhận nhịp, rồi từ từ ghép hợp âm đúng, chuyển hợp âm và dần là thuộc bài hát và hoàn thành ca khúc để tự đệm và hát.


Trong phần này BMM cho bạn một cái nhìn rất cơ bản về cách gõ nhịp bằng chân, để biết tầm quan trọng, vì khi chơi bài hát, chơi phối một người khác, không hiểu về nhịp phách thì chơi rất lộn xộn

Và bạn thấy với ban nhạc 5 người chơi không có nhịp chung thì rất lộn xộn, chưa nói tới một giản giao hưởng có vài chục người chơi, mặc dù là chuyên gia đó nhưng vẫn cần một nhạc trưởng để tạo nhịp chuẩn và dẫn dắt từng người chơi (nhạc trưởng lúc này như là một metronome chuẩn chính)


Như vậy với điệu quạt disco và chia sẽ rất thực tế và trải nghiệm của BMM giúp mọi người hiểu và chơi tốt

Video clip ở đây, ->  Đang up video.

Cảm ơn

Chúc mọi người chơi guitar thành công

Bùi Minh Music