Hotline: 0902759010

...

Chia sẻ chân thành và miễn phí và thật dễ tiếp cận

Đây là nơi các bạn tìm được người cần trao đổi và học hỏi lộ trình bài bản.

Sắc mày cuộc sống do bạn tạo lên?

Hãy chọn cho mình một nhạc cụ bất kỳ để tăng dư vì và sáng tạo trong cuộc sống.

Mùa hè yêu thương cùng người thương và gia đình.

Bên cạnh bãi biển cùng ly vang, đồ ăn nhẹ, chút guitar tạo ra sự ngẫu hứng.

Hãy nhờ guitar và âm nhạc kết nối mọi người gần hơn.

Mang đến cho mọi người những khoảng khắc cuồng nhiệt đáng nhớ.

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Bài 6 - Guitar Cơ Bản - Hướng Dẫn Tư Thế Cầm Đàn Guitar

Bài 6 - Guitar Cơ Bản - Hướng Dẫn Tư Thế Cầm Đàn Guitar.

Chào các bạn, hôm nay mình chia sè các bạn tư thế cầm đàn để chơi chuyên nghiệp và tránh mỏi cũng như đau khi chơi thời gian dài, bất kể ai mới chơi cũng cần tập cho một thói quen tốt  để tránh sai tư thế rất khó sửa về sau.

Source: Internet

1. Tư thế ngồi

Chọn tư ghế ngồi thoải mái, nói chung là bề mặt ghế... để đầu gối vuông 90 độ để các bạn có thể để guitar lên đùi chơi thoải mái và vững chãi.

Các bạn cần phải ngồi thẳng lưng và đừng có cúi xuống quá hoặc ngửa quá, làm cho mình nhanh bị mỏi và tư thế nhìn cũng rất yếu ớt thiếu tự tin và chuyên nghiệp

Source: Internet

2. Tay trái

Tay trái là tay bấm hợp âm và cầm nhẹ nhàng thả lỏng tránh mỏi, vì phần tay này nó giống như vần tựa và đỡ rất nhẹ , điều khiển cần đàn cao, thấp hay ngang bằng là do tay phải điều khiển. 

Source: Internet

3. Tay phải

Tay phải phần trên cánh tay trên đặt vào phần trên của thùng đàn phía trên, phần từ khuỷ tay xuống tiếp xúc xong xong một góc 20-30 độ , tự nhiên và thả lỏng, tránh đàn quá cao, gây tay quá thỏng, hoặc đặt tay ít làm cho tay quá ngắn khó cho việc tiếp xúc, quạt , dải dây, và không mềm mại.


Phần Mặt đàn phía dưới các bạn đặt phần lõm của thùng đàn lên đùi phải, Phần này thì thường ít người bị sai, vì lý do phần khuyết,, khi bạn chơi, rung hoặc trượt nó sẽ xuống phần đùi và hoàn toàn ổn định.

Source: Internet

4, Phần chân trái, 

Chân trái (phải) đặt xuống mặt đất để tạo điểm tựa vững chắc, một số bạn thích phong cách lịch sự thì có thể gác chân chéo qua, nhưng đánh lâu thì cũng hơi mỏi chân trái, do dây đặt hai chân xuống đất là tốt nhất

5. Về mặt thùng đàn, 

Cần nghiêng một góc ra để khi trải dây được dể và quan sát dây, vị trí bấm, tên dây, nốt nhìn được dễ , tuy nhiên không quá nghiêng quá, khi quạt dễ vướng và mắc dây

Trong quá trình chơi một số lỗi các bạn thường gặp nhất

  • Hay để thùng đàn quá phẳng, hãy tập làm quyen để nghiêng vừa phải
  • Để cần đàn quá cao hoặc quá thấp
  • Cúi đầu quá thấp để nhìn nốt hợp âm, làm việc này dẫn tới rất mỏi, ảnh hưởng đốt sống cổ. chưa nói tới việc khi bạn chơi còn cần tương tác và giao lưu mọi người
Source: Intenet

Đối với guitar cổ điển thì có một vài điểm khác biệt chút ít chủ yếu về thế gác chân trái, thường sẽ có một bục kê nhỏ để gác chân lên tạo độ cao cho chân, và phần bụng đàn phía dưới sẽ đặt lên trên trái,  đuôi đàn được giữ ổn định bởi chân phải, và đầu đàn nghiêng về phía trên một góc 45 độ so với mặt đất. (Hoàn toàn có thể cầm đàn theo cách trên chơi phong cách bình thường).

Source: Internet

Do vậy hãy tạo cho mình một tư thế chơi đàn thật chuyên nghiệp ngay từ đầu cho loại guitar bạn chơi, và quan trọng không gây những chấn thương về sau.

Link Video Hướng Dẫn: https://www.youtube.com/watch?v=8r-REwV24KA&t=5s


Chúc bạn chơi guitar được thành công.

Bùi Minh

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2021

Bài 5 - Guitar Cơ Bản - Hướng Dẫn Chọn Đàn Guitar



Bài 5 - Guitar Cơ Bản - Hướng Dẫn Chọn Đàn Guitar


 
Chào bạn, bạn đang tìm tham khảo và lựa chọn đàn guitar không đau tay khi bấm, âm thanh trung thực, cá tính và phù hợp cho chơi tập thể tới biểu diễn sân khấu cho bạn với



Source: Ebay
 
 
Bạn cứ tự do tham khảo và chơi  thử để chọn được cây guitar mình yêu thích tại shop mình

và sẽ được hướng dẫn và thử trên các thiết bị âm thanh để phục vụ cho cả hai mục đích vui chơi giải trí tới biểu diễn và bạn không cảm thấy vấn đề và không tự tin
 
và shop sẽ tư vấn rất nhiệt tình để bạn chọn được ưng ý nhất và đáp ứng đúng như bạn cần
 
Ngại gì mà không liên lạc và hỏi mình
 
Đây là một số mình sẽ tư vấn và đảm bảo để bạn chọn ok con gà tê  
 
 
1. ÂM THANH RÕ/ KHÔNG RÈ
Đàn sẽ được chỉnh day, kiểm tra các phím từ 1 tới phím 22, cắm kiểm tra vào amply, ghi âm thử âm thanh, không phô, bass/ tretle không thô, bể tiếng, hú, chắc chắn khi bạn dung sản phẩm thì sẽ luôn luôn tự tin đạt chat lượng đã được kiểm chứng, và chắc chắn không có shop nào làm kỹ càng như shop chúng tôi
 
 
2. KHÔNG ĐAU TAY, BẤM MẾM
Bạn e ngại nhất đau tay đúng không, nhất là các bạn mới, tất cả các đàn guitar do chính mình chọn và chọn từ các nhà cung cấp chat lượng uy tín, đảm bảo chắc chắn chơi sẽ rất nhẹ nhàng và êm tay, đảm bảo chắc chắn không đau tay cho các bạn mới chơi

 
3. CÁ TÍNH
Các mẫu đàn đa dạng và cá tính thoải mái lựa chọn tùy phong các và sở thích cũng như niềm đam mê của các bạn
 
4. PHONG CÁCH CHƠI
Bạn thích chơi theo phong các finger style, phong các cổ điển, trẻ chung hay lead, đàn bên shop mình chọn theo phong các đúng loại bạn cần
 
 
5. GẮN EQ
Mỗi loại guitar sẽ có các EQ gắn sẵn hoặc gắn ngoài, tùy vào mục đích sử dụng sẽ mua loại có sẵn, gắn sau và shop sẽ phục vụ và lắp đặt ngay cho bạn




 

 
 



Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021

Bài 4- Guitar Cơ Bản - Cấu tạo một cây guitar

 Bài 4 - Phần Guitar Cơ Bản - Cấu tạo một cây guitar



Chào các bạn.

Hôm nay mình chia sẻ các bạn cấu tạo một cây guitar và chức năng của nó làm gì.

Mình lấy cây guitar điện để ví dụ do nó có nhiều chức năng hơn guitar thùng.


Rồi các bạn nhìn từ đầu cây đàn xuống dưới cây đàn.


1. Khoá chỉnh dây

Trong đàn guitar bình thường sẽ có 6 khoá, dùng để tăng hoặc giảm độ căng dây, các bạn hết sức lưu ý khi chỉnh dây vặn đúng khoá để tránh đứt dây, một số tay chơi kỹ thuật cao họ sẽ vặn tăng giảm làm thay đổi cao độ của nốt, nhấn nhá, rất là phê.

2. Ngựa đàn

Ngựa đàn có hai cái phần đầu và phần cuối, giúp giữ dây và cân bằng ổn định dây, phần cuối có chức năng lắp thanh thạch anh (thu âm phía dưới) cho các loại đàn có EQ cho guitar acoustic.


3. Phím đàn

Phím đàn là khoảng chia các khoang trên cần đàn giúp khi dây được ấn vào ngăn nào đó thì sẽ phát âm thanh, càng gần thùng đàn tiếng càng cao và thanh, còn dịch gần phía đầu cần đàn thì tiếng trầm và thấp. Đàn guitar có khoảng 20 tới 21 ngăn. và các ngăn có dấu trắng để định vị vị trí ngăn cho người chơi dễ nhớ vị trí (như ngăn 3, 5, 7, 9, 12), và ngăn 12 là đúng một quãng 8 lặp lại đúng tênn dây khi đánh dây buông (phần này sẽ chia sẽ ở bài tiếp theo).

4. Thùng đàn

Chắc chắn là phần quan trọng, nếu không có thùng thì đàn sẽ không phát ra âm thanh lớn, vọng, Guitar thùng thì có đàn cổ điển không có phần khuyết, còn guitar acoustic thì thường có cả hai loại, và loại khuyết giúp bạn tỉa nốt và chơi nốt cao được thuận lợi hơn.



Guitar điện thì không có phần thùng đàn mà được thiết kế với các cục thu âm thanh và được chuyển phát ra một thiết bị trung gian là loa, EQ, Fuzz nghe headphone. Không có thiết bị trung gian nghe tiếng guitar như thế này (tẹt, tẹt, nhưng vẫn mang âm sắc và âm thanh của tên dây, nốt được gẩy). 


5. Pick up (tạm dịch là bộ phận cảm ứng âm thanh)

Guitar điện thông thường có 3 cục pick up, (một số khác thì có 1) khi lựa chọn thông qua cần gạt thì mỗi pick up thì có một âm thanh khác, hoặc có thể là hoà trộn giữa 2 hoặc 3 pick up với nhau, việc chuyển đổi tín hiệu và phát ra âm thanh, tuy nhiên pick up chỉ cắm ra loa thông thường thì không có hiệu ứng, do vậy guiatar điện thường cắm vào loa chuyên dụng để làm méo, hoặc hiệu ứng âm thanh, và thông dụng nhất là có một bộ Fuzz điện tử tổng hơp (bộ khuếch đại và thay đổi tiếng nhiều loại), hoặc fuzz cục cho mỗi tiếng đặc chưng.


6. Núm chỉnh

Núm chỉnh giúp chỉnh volume tăng giảm tiếng to nhỏ, hoặc tinh chỉnh tông, loại thanh trầm, bổng).

7. Cần rung dây

Phần ngựa đàn dưới có cây sắt dài gắn trực tiếp vào phần ngựa đàn, dùng cho trường hợp chúng ta tạo hiệu ứng méo tiếng, khi ta đánh xong có thể kéo cần gạt lên xuống, nhấn nhá cho tiếng âm thanh ngân kéo dài, cao thấp. 

8.  Lỗ cắm jack 5mm

Lỗ cắm jack này để chuyển âm thanh từ đàn ra Fuzz , hoặc ra loa để phát âm thanh.


9. Ti chỉnh cần đàn

Ti chỉnh cần đàn để căn chỉnh khi đàn bị cong cần, hoặc khi dây đàn và cần có xa quá hoặc gần quá gây ảnh hưởng âm thanh.

10. Dây đàn và móc gài dây

điểm cuối cùng chính là móc gài dây, đàn guitar điện khá nặng, khó cầm, và chơi đứng cần có dây để hỗ trợ ổn định và đỡ mỏi, vậy hãi trang bị dây tốt, khoá tốt để tránh rơi và thoải mái khi chơi.


Vậy hôm nay mình chia sẽ để mọi người biết các thành phần và mục đích từng mục giúp hiểu và chơi tốt.

Xin chào các bạn và hẹn vào bài chia sẽ lần sau.

Đường link Video: https://www.youtube.com/watch?v=cw6UXTclr6c

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Bài 3 - Hướng Dẫn Chỉnh Dây Đàn

BÀI 3- HƯỚNG DẪN CHỈNH DÂY ĐÀN?


Xin chào Các bạn

Nhiều người chơi đàn GUITAR ACOUSTIC, hay GUITAR CLASSIC... không để ý vấn đề này, ảnh hưởng rất nhiều sau này về việc cảm nhận âm thanh, Nên các bạn đặc biệt lưu ý.

Đó là vấn đề chỉnh dây đàn cho chuẩn ngay từ khi mới cầm cây đàn GUITAR, giúp các bạn chơi chuẩn và hay, không phô hay chênh âm, và đệm được các giọng chuẩn theo ca sỹ nhạc sỹ phối bài.

Mọi người thường thấy dây chỉnh sai vậy là chơi, vậy là sai va sau này khó cảm nhận được nốt,  quãng, hợp âm, hoà thanh và cảm nhận âm nhạc (cảm âm) sau này..., và chưa  biết dây đàn chỉnh âm như nào cho đúng cho chuẩn?

Hôm nay Minh sẽ chỉ các bạn 3 phương pháp.

1. PHƯƠNG PHÁP 1:

Dùng phương án truyền thống là chỉnh bằng cách so dây, đàn có guitar cơ bản nhất có 6 dây, và chúng tay biết tên nốt lần lượt tên như sau Mi (To nhất), Là, Rề, Sol, Si, Mí (nhỏ nhất).

Bạn đầu tiên chỉnh dây đàn số 6 cho vừa căng đủ để lấy được một nốt chuẩn ban đầu (Đừng căng quá bi đứt dây và cao qua, trùng quá thì âm thanh trầm).

  • Bấm vào ngăn 5 dây 6, đánh so với dây 5 - nghe chỉnh cho dây 5 cho tới khi hai dây có âm thanh giống nhau là được.
  • Bấm vào ngăn 5 dây 5, đánh so với  dây buông 4
  • Bấm vào ngăn 5 dây 4, đánh so với dây buông 3
  • Bấm vào ngăn 4 dây 3, đánh so với dây buông 2
  • Bấm vào ngăn 5 dây 2, đánh so với dây buông 1.

Như vậy là dựa vào đôi tai bạn chỉnh thì các dây đã đúng âm thanh, nếu toàn bộ cao quá hoặc thấp quá thì sẽ chỉnh lại dây 6 và làm lại, Trong giai đoạn đầu nghe chưa chuẩn, bạn tập và sẽ tốt, nó giúp cho bạn luyện đôi tai.

Nhược điểm của phương pháp này là đàn của bạn thấp hoặc cao hơn âm thanh chuẩn, do bạn chưa tạo được nốt chuẩn ban đầu tốt nhất.


2. PHƯƠNG PHÁP 2: DÙNG BẰNG TUNER

Các này là cách dễ và thường xuyên nhất và dễ dùng, là chúng ta mua một thiết bị chỉnh guitar gọi là turner, cách làm cơ bản như sau.

  • 1. Bật nguồn lên
  • 2.Chọn chế độ cần chỉnh (guitar/ bass/ violin..)
  • 3. Đánh từng dây (nhìn thanh hiển thị trên màn hình), Vặn tăng hoặc giảm đẻ đạt âm thanh

Nhớ chọn đúng chế độ, chỉnh đúng để tránh đứt dây, hoặc quá trùng, quá căng.



3. PHƯƠNG PHÁP 3: DÙNG APP ĐIỆN THOẠI

Đa số các bạn đều có điện thoại thông minh, tải cho mình một app như guitar Tunna, Guitar turner....

Cài vào và bạn mở chế độ Turner (chỉnh dây lên) và làm tương tự như cách 2.


Nguồn hình app: guitar Turna

4. PHƯƠNG PHÁP 4: DÙNG TAI CẢM NHẬN

Cách này của các người chơi chuyên nghiệp là dùng tai để chỉnh dây, họ cảm nhật được cao độ nốt, hoặc dải hợp âm, nốt..họ có thể biết dây nào cao chênh và họ dùng cảm âm chỉnh không qua bất kỳ dụng cụ nào, mong các bạn cũng có thể đạt tới level này.

Chúc các bạn học guitar thành công, Clip hướng dẫn chỉnh mình để tại đây.https://www.youtube.com/watch?v=lb5WyuxJQRA&t=1s


Ủng hộ Mình bằng cách like, share, Subscibe để cùng học hỏi chia sẻ cho mọi người.

Hẹn gặp lại bài sau.

Minh, Bùi.

Bài 2 - Guitar Cơ Bản - Phụ kiện guitar


Bài 2 - Guitar Cơ Bản - Phụ kiện không thể thiếu cho người chơi guitar


Thân chào các bạn, 

Hôm nay lại chia sẻ mọi người những Phụ kiện không thể thiếu khi chơi guitar

1. Capo

Dụng cụ mình giới thiệu đầu tiên và những tay chơi chuyên nghiệp hay mới chơi đều dùng tới là Capo, mục đích khi tăng tông, dịch tông cực kỳ nhanh và hiệu quả,  mấy người lười tập thì 100% dùng món này. và có thể solo để tăng tông cũng khá hay, hoặc kẹp, chặn một số dây khi chơi solo, âm thanh khá lạ đó.

Source: Internet

Món thứ 2 là turner,

2. Turner (máy chỉnh dây)

100% người cần món này khỏi tranh cãi, đôi tai bạn có giỏi cỡ nào thì cũng cần để chỉnh dây cho chuẩn, và việc chuẩn dây thì rất quan trọng để đánh đúng giọng, đúng tông không bị phô khi mà không gian ồn cần chỉnh thì turner vẫn chỉnh ngon

Cũng có thể dùng guitar turner  trên app điện thoại, hoặc máy chỉnh cơ so sánh âm thanh mẫu và dò

việc chỉnh so dây là biết được chuẩn dây như thế nào, nhưng để đạt đến ngưỡng tần số chuẩn thì cũng khó nếu chúng ta không dùng tới turner. Vậy hãy sắm ngay turner để chuẩn ngay trong giai đoạn đầu tập nhạc.


Món Thứ 3 cũng rất cần thiết

3. Phím gẩy 

Nếu bạn thích quạt mạnh mẽ tỉa nốt, guitar solo, lead, thì phím là không thể thiếu, phím thì có nhiều kích cỡ và và chiều dày khác nhau, tuỳ phong cách bạn lựa chọn, thường mà thích tỉa nốt thì chơi phím hơi dầy chút khoảng 1mm, hoặc 0,75, còn quạt thì có thể 0.5, 0.45mm

Đặc tính phím nếu dày thì cứng và âm thanh trầm ấm hơn, đánh mạnh mẽ

Phím mỏng thì linh hoạt hơn, âm thanh mỏng và nhẹ, quạt nghe đều hơn, âm thanh nghe mượt hơn

Lợi ích là giảm mòn móng tay, hư móng tay, hoặc đau tay, nếu bạn thực là tay nghiền solo, quạt chả guitar.

Mục thứ 4 đa số mọi người rất ít để ý, nhưng thực sự và thực sự rất cần đó là 

4. Máy tập nhịp

Đúng vậy, tưởng đơn giản, không cần, do một số bạn mới tập không có chơi bài bản mà chỉ cần cầm đàn và chơi.

nhưng để nâng cao, tạo cho mình một sự chuẩn chỉnh, thì cần nhịp thật chắc, mai mốt bạn chơi và hoà cùng người chơi khác, hoặc chơi band rất là dễ dàng.

Vậy máy tập nhịp sẽ giữ cho bạn tập theo từng loại nhịp đúng, và phần này nó liên  quan tới học nhạc lý, khi đó nốt đen trắng, móc đơn, đôi....thì biết đánh như thế nào, hoặc khi quạt , dải một giai điệu như chachacha, disco, slowrock hay disco, ballade, chuẩn nhịp khi đệm hát vào không chênh, phô, hay rớt nhịp. Nhớ nhé, hãy chuẩn bị cho mình một cái máy, hoặc tối thiểu dùng app để tập.

Source: Internet

5. Dây đeo guitar

Khi bạn thích chơi guitar theo phong cách đứng, chông lãng tử và phóng khoáng hơn, mà cầm đàn ở tư thế đứng chơi sẽ rất khó, mỏi.

Vậy thì dây đàn sẽ giúp mình có được sự ổn định và vững chắc để thoải mái thăng hoa biểu diễn, mình cảm thấy chơi đứng nó cũng khá cảm hứng, bạn hãy thử.

Lưu ý là khi mua dây nếu có loại khoá để móc vào đàn là tốt nhất, tránh bị rớt mình đang dùng hãng Straplok, tất là tuyệt vời, 100% tránh tuột đàn khi chơi, và loại dây có thể tuỳ chỉnh được chiều dài giúp phù hợp chiều cao bạn.


                            Thật lãng tử khi vừa đeo vừa phiêu

Source: Internet

6. Dây đàn

Món này không thể thiếu nhé, là dây dự phòng, hảy chuẩn bị trong túi lúc nào cũng một bộ dây mới, để dự phòng khi chơi, đứt dây giữa chừng có mà thay, tưởng tượng khi chuẩn bị biểu diễn mà dây đàn đứt, thì coi như toi, bể show chết, luôn có sẵn món này trong túi nhé.

7. Miếng trà và dầu bảo vệ dây

Món cuối cùng mình chia sẻ là dầu và miếng trà bảo vệ dây, khi chơi xong mồ hôi tay, hoặc trong điều kiện môi trường ẩm ướt, nóng ẩm...dây dễ bị hư, hoặc rỉ sét, lúc đó chơi sẽ rât đau tay, có thể làm chảy máu khi bạn luyến (slide), láy (Vibration), và cũng bảo vệ dây đàn của bạn được bền hơn và âm thanh giữ được hay hơn lâu hơn, trước và sau khi chơi vệ sinh. cảm giác thật mượt và thoải mái tự tin, tránh cảm giác đứt tay, sước tay. thật là ngán phải không?

Đó là top 7 phụ kiện cho người chơi guitar, không thể thiếu

Video Hướng Dẫn Tại Đây: https://www.youtube.com/watch?v=a_oc0Qm9Z90&t=39s

Xin chào và hẹn gặp lại bài chia sẻ tiếp.

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

Bài 1 - Guitar Cơ Bản - 5 câu hỏi thường gặp cho người mới chơi guitar

 

Bài 1 - Guitar Cơ Bản - 5 câu hỏi thường gặp cho người mới chơi guitar


Xin chào các bạn

Trong quá trình chơi guitar và nói chuyện, chia sẽ, Mình nhận được nhiều câu hỏi từ các bạn, những câu hỏi tưởng chừng rất gà mờ, lơ tơ mơ, mới tinh với các bạn, tuy nhiên đó là điều bình thường cho người mới bắt đầu thấy được niềm vui và đam mê, hoặc đơn giản là tìm lời giải hoặc chuẩn bị lộ trình chơi guitar, hoặc đơn giản là tìm hiểu xem nó khó khăn và như thế nào trước khi bắt đầu

Điều này rất hợp lý và đúng

Vậy hôm nay mình chia sẻ 5 điều mà tất cả những bạn chơi guitar đầu thường gặp và hỏi nhất


1. Chơi guitar bao lâu thì chơi được?

    Chơi được là ntn, phải định nghĩa đúng, Nếu đơn giản chơi được , cầm lên gẩy là chơi được rồi, cầm đàn chẳng cần bấm, dải dây, đập sơ sơ nhịp là được.

Nhưng, nó đâu đơn gian như vậy, nếu mục tiêu bạn cao hơn, muốn như thế nào?

Vậy bạn cần phải định dạng ra mình muốn chơi như thế nào, hoặc ít nhất giống ai, thì mình mới biết được. Vậy làm sao biết được, cần có một người thày, hoặc bạn của bạn chơi guitar tư vấn, hoặc ít nhất họ nói quá trình chơi, tập trải nghiệm của họ mất bao nhiêu thời gian mới được, và bạn cần lập lộ trình cho mình.


về cơ bản: 3 tháng bạn có thể đệm hát hoặc tỉa nốt sơ sơ, Lên trình nốt, nhịp, hợp âm và các bạn đệm khá thì 1 năm, bạn muốn cảm được hợp âm, tự phăng solo nốt, 3 năm, bạn muốn classic, finger styple, chơi phăng, nghe có thể cover lại được, 5 năm, lead nhóm và dẫn dắt band 10 năm.

và quan trọng có thầy, có phương pháp, và thời gian bạn bỏ ra nữa thì có thể ngắn, nhưng không quá ngắn như bạn tưởng. Vậy phải kiên trì là cốt lõi.

2. Làm sao giảm đau tay khi tập?

Khi muốn giảm đau tay, thì chấp nhận đau tay, chấm nhận đối mặt với nó, sợ thì mãi sợ và là rào cản vô hình làm bạn không chơi, và dừng ngay ý định đau nhói khi chơi. Mình đã trai tay và đau, giờ thì 10 năm chơi nhưgn cảm giác đau còn nếu tập nhiều, nhưng nó không là trở ngại lớn như lúc đầu

Có hai trường hợp: hoặc là bạn sợ, khi chưa chơi, hai là khi chơi thì đau và giảm động lực chơi.

Trường hợp 1, cứ chơi đi, tập đi.

Trường hợp 2: Không ai không bị đau ít nhất là hai tháng đầu, khi cả thế tay bấm cũng mỏi, đầu ngón tay bấ dây đau, vậy thì có thể chỉnh một vài cách giúp tốt hơn.

    - Hãy chọn đàn tốt, có dây thấp do với phím để khỏi phải bấm lực mạnh.

    - Hãy chỉnh thời gian tập, mỗi ngày tập một chút, và tập đều đặn, đừng tập kiểu 5 tiếng mỗi ngày, mai đau cả tháng, bỏ luôn.

    - Có thể giai đoạn đầu dùng guitar dây nylong hoặc đàn dây mềm, nhẹ (nếu tay quá yếu và mẫn cảm với vấn đề này).

    - Cách cuối là bạn có thể cần phải mua ống lót đầu ngón tay, hoặc những phụ kiện giúp bấm làm quen nốt, thế bấm.


Source: Internet - Dụng cụ bảo vệ đầu ngón tay

- Một cách chân thành là phải trai/ mòn/ cứng.. đầu ngón tay và đau, rồi khi thế thay quen, và bấm đúng bạn sẽ thấy nó nhẹ nhàng. Còn chưa quen lúc đầu bấm hết sức cũng chẳng kêu, vậy chơi từ từ nó sẽ kêu và hết mỏi tay.


3. Làm sao tăng tốc độ chơi?

    Đầu tiên là hãy tập chậm, đánh thật chuẩn, và kiên trì tập trong khoảng thời gian đầu, chấp nhận chơi một bài duy nhất cho thật quen tay. làm thường xuyên, bạn sẽ trở thành thói quen, não của bạn, tay của bạn sẽ từ từ quen và dịch chuyển chuẩn và từ từ bạn nâng tốc độ lên.

    Để tập luyện biết nhanh hay chậm, khuyên bạn nên có một cái máy đập nhịp (đôi khi chỉ cần mở Youtbe và đánh máy đập nhịp) chọn tốc độ hoặc mở tốc độ của Youtube chỉnh từ mức chậm tập quen và tăng lên, 

còn không bạn có thể cài áp Metronome (máy đập nhịp) và cài tốc độ thấp, rồi nên cao. 

Hoặc nếu bạn có cài phần mền Guitar Pro, hoặc một phần mềm đọc nhạc hoặc viết nhạc, tải bài đó về và tập theo, rất nhiều chức năng trợ giúp bạn chơi chuẩn ngay từ đầu

Giai đoạn đầu chậm, tập từ từ lên, bạn không nên quá lo lắng


Nguồn Internet: Máy tập nhịp cơ, điện tử


4. Làm sao biết đệm cho người ta hát?

    Việc mình tự hát là một điều khá đơn giản, vì mình biết mình hát như thế nào, giọng nào, chơi kiểu gì

Chơi cho người khác đúng là một vấn đề khó

Để đệm được đa dạng, thì cần thời gian, vì bạn cần biết nhiều hợp âm, giọng gì, rồi chơi giai điệu gì...một đống vấn đề

Do vậy

Cần thời gian và mục tiêu tập luyện để lên trình độ, kiểu như bạn mới học tiểu học, bắt bạn giải toán trung/ đại học đó. vậy hãy học, tập.

Tuy nhiên hoàn toàn có thể có những bài tủ, hoặc những bài đặc biệt chuẩn mà đa số mọi người để chơi và hát kiểu đó như kiểu giấy mơ chapi, ai cũng chơi Em (Mi thứ/ Ballade) hoặc là Nhỏ Ơi giọng Am (La thứ) Blue ...vậy thì mình sẽ ép người hát hát theo giọng này, kiểu chơi này.

Nhưng nó sẽ ít đa dạng và khó linh động, hay, hoặc nhiều người họ hát không nổi

vậy cách duy nhất là cung cấp cho mình nhiều công cụ để bơi, không bị chết trong những bài lạ, khó.

Hãy tìm lộ trình, sở thích, phong cách, và học tập

Một tin vui là bạn hoàn toàn có thể chỉ dùng 3 hợp âm, một kiểu đệm, và 1 cái capo là cũng chơi kha khá bài rồi, nhưng mình cũng không khuyên bạn chỉ giới hạn kiểu này, bạn sẽ khó đi xa được.


và tip quan trọng cuối cùng trong bài viết này là

5. Làm sao bỏ ngại và thoải mái khi chơi, đệm cho người khác?

    Vấn đề này rất nhiều người gặp và làm cho chình mình giảm động lực và không phát triển

Nếu đã mong muốn chơi guitar, vậy hãy tập, và khi chơi thì không quá quan trọng kỹ thuật nữa mà phiêu vào lời hát, giai điệu, đừng quan trọng đúng sai quá, đừng quan trọng người khác thấy mình chơi vài hợp âm tập tành mới vài câu, quan trọng là mình phiêu và hoà nhập với nó, người nghe vẫn vui và thích

Một ý nếu có thể tập hát ngay lúc đầu trong quá trình chơi đàn, nó là điểm cộng (trừ khi bạn chỉ thích chơi nốt, tỉa, solo), còn có  giọng hát, và lúc đó bạn phiêu với lời nhạc rất tốt, và dễ hoà vào không khí chung

Vậy hãy gác ngại sang một bên, chơi đi, và như vậy bạn cải thiện tốt trong các lần chơi, chơi vui, có động lực tập và chơi tiếp.


Đó là 5 tips mọi người hỏi nhiều và thường gặp, 

Xin chào và hẹn gặp trong bài chia sẻ các bí quyết tiếp theo.


Mình cũng chia sẻ thông qua Youtube, các bạn tham khảo và ủng hộ mình.

https://www.youtube.com/watch?v=LDI8epgTzOc