Hotline: 0902759010

...

Chia sẻ chân thành và miễn phí và thật dễ tiếp cận

Đây là nơi các bạn tìm được người cần trao đổi và học hỏi lộ trình bài bản.

Sắc mày cuộc sống do bạn tạo lên?

Hãy chọn cho mình một nhạc cụ bất kỳ để tăng dư vì và sáng tạo trong cuộc sống.

Mùa hè yêu thương cùng người thương và gia đình.

Bên cạnh bãi biển cùng ly vang, đồ ăn nhẹ, chút guitar tạo ra sự ngẫu hứng.

Hãy nhờ guitar và âm nhạc kết nối mọi người gần hơn.

Mang đến cho mọi người những khoảng khắc cuồng nhiệt đáng nhớ.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

5 ĐỘC CHIÊU CHỈNH DÂY GUITAR ACOUSTIC/ CLASSIC

5 ĐỘC CHIÊU CHỈNH DÂY GUITAR ACOUSTIC/ CLASSIC

Hôm nay chia sẻ bài viết thực sự quan trọng và giúp ích rất nhiều, Mình khuyên các rất rất chân thành. 
Mỗi khi cầm đàn, mỗi khi biểu diễn sân khấu, thu âm 🎙 phòng thu, các bạn hãy ghi nhớ điều này, và rất chú tâm, nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả biểu diễn của bạn. 

Nó là vấn đề gì? , Như này đây. 
Để đàn đâu đó bị chỉnh, vặn, hay thời tiết nắng mưa gây ra sai dây, chơi không được, vậy là cần mò mẫm để tìm cách chỉnh lại, Làm Sao chỉnh lại được dây?
Dây là 5 các chỉnh phổ biến nhất, cả có dụng cụ chỉnh hay chẳng có gì trong tay

1. DÙNG MÁY CHỈNH DÂY CHUYÊN DÙNG CHO GUITAR
Cặp vào cần đàn, đánh từng dây, nếu thấp hơn thì vặn cần núm cần đàn tăng lên, cao quá thì hạ xuống
Đây là hướng dẫn rất cụ thể để các bạn tự làm được,

2. DÙNG APP (ỨNG DỤNG) TRÊN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 📱 
Nó khá tương tự như cách 1, các bạn vào tải về và dùng, nhớ chỉnh cho đúng loại đàn sẽ chỉnh (vì nó có thể chỉnh cho ukelele, guitar...) - phần mềm mình thường dùng là guitar Turna
Đây là hướng dẫn rất cụ thể để các bạn tự làm được,

3. DÙNG TAI ĐỂ NGHE VÀ SO SÁNH DÂY
Nếu các bạn có nền tảng nốt và quãng là cách so sánh cao độ âm thanh các dây khác nhau 
Lấy ngăn 4 và 5 là ngăn dễ so sánh và làm chuẩn để so sánh cao độ dây

Đầu tiên tăng dây số 1 (dây nhỏ nhất) làm dây chuẩn
1. Bấm ngăn số 5 dây 2 (chữ E màu vàng trong hình dưới). dải dây này và dải dây số 1 - nghe giống nhau không, nếu thấp thì vặn căng dây lên, nếu cao quá thì hạ dây xuống
2. Bấm ngăn 4 dây 3 (so với dây 2)
3. Bấm ngăn 5 dây 4 (so với dây 3)
4. Bấm ngăn 5 dây 5 (so với dây 4)
5. Bấm ngăn 5 day 6 (so với dây 5)

Các bạn tham khảo hình dưới cho dễ hiểu.
Lưu ý: Dây 1 làm dây chuẩn (việc này có thể chưa hoàn toàn toàn chuẩn do việc nghe chưa tốt, nếu chỉ là một là guitar thì ok, nếu hòa band,,, thì cần xem xét thêm do sẽ ít nhiều lệch tone chuẩn)

4. SO SÁNH DÂY VỚI TÊN NỐT CỦA ORGAN, PIANO, FUZZ ...

Do các nhạc cụ đều có nốt mặc định chuẩn, cách này giống như cách trên, tuy nhiên chúng ta thực hiện đánh từng note và só sánh nếu cao thì vặn dây giảm, thấp thì làm ngược lại. Phương pháp này cần biết tên nốt mới chỉnh được và nhớ là là để guitar dây buông và so sánh thôi, đơn giản phải không nào.

5. CÁCH CUỐI CÙNG LÀ DÙNG TAI SO SÁNH
Khi đỉnh của các bạn đã cao, khi nghe dây là biết sai, và các bạn dùng tai để nghe và chỉnh tăng giảm theo tên nốt các bạn nghe và chơi thường xuyên, việc này cần trải nghiệm và chơi nhiều với khả năng xướng âm mới có thể làm được việc này.

Như vậy Minh chia sẽ các bạn 5 bước cơ bản và rất thông dụng để chỉnh cho mình cây đàn có âm thanh không đúng để khi chơi và sai lạc tông,
Việc chỉnh dây này cũng đòi hỏi kỹ năng nghe và cảm nhận âm thanh và cao độ, nghe chỉnh nhiều các bạn sẽ cảm nhận được việc này,

Chúc các bạn giải quyết được vấn đề của mình, nếu các bạn cần gì thì comment cho Minh biết, Minh sẵn sàng trả lời, 
Bài này có hữu ích cho bạn các bạn hãy chia sẻ nó,
Cảm ơn,
Bùi Minh,

Bùi Minh Music
Địa chỉ: Tổ 12 - Tân Phú - Phú Mỹ - Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu
ĐT: 0902-759-010
Email: buiminhmusic@gmail.com
Facebook: Bui Minh
Fanfage: Nhạc cụ nhanh rẻ tốt Bùi Minh 
Zalo: 0902759010
website: www.buiminhmusic.com
Nhấn vào bản đồ Google map để được chỉ đường
























 




Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

CÁCH THÀNH LẬP, ĐỌC VÀ ÁP DỤNG HỢP ÂM TRONG GUITAR

CÁCH THÀNH LẬP, ĐỌC VÀ ÁP DỤNG HỢP ÂM TRONG GUITAR

 
Chào các bạn, hôm nay Minh lại gặp lại các bạn đây trong series bài viết về hợp âm guitar, Đây là chủ đề nhức óc đối với người chơi, tuy nhiên nếu không tìm hiểu thì con đường dài chơi và nâng cao hay tự học hỏi thêm sẽ khó cho các bạn, Hãy tự mình tìm hiểu và vượt qua trở ngại này cho con đường dài phía trước
 




1. Hợp âm là gì?

Thực ra hợp âm là một chuỗi các nốt xếp lại với nhau , khi người chơi chơi từ hai nốt chở nên thì được gọi là hợp âm, Về cấu tạo nó sẽ là Quãng 1/ 3/ Quãng 5

VD: Nhà có 5 anh em, thì thằng đầu tiên là Quãng 1---Thằng thứ 3--- là quãng 3 và thằng út là quãng 5, nói vậy cho vuông và dễ hiểu
Vậy 
Áp vào hợp âm thì sao

Một hợp âm thì chính nốt gốc (nốt chủ) chính là tên của hợp âm đó
VD: Hợp âm C- Trưởng, giải thích cho anh em dễ hiểu
Gồm: C-D-E-F-G-A-B-C (Viết tắt của các nốt: 1-Đồ, 2-Rê, 3-Mi, 4- Fa, 5-Sol, 6-La, 7-Si, 8-Đô)
Vậy quãng 1/ 4/ 5 ta được cấu tạo C-E-G, 

Các bạn hoàn toàn có thể tự tạo cho mình một hợp âm bắt kỳ nào trên cần đàn theo cấu trúc trên,
Tuyệt diệu chưa nào?

Nên hiện hữu anh em chơi thì chơi , hoặc bấm cho các hợp âm được tác giả, người sáng tác, hay một quyển hợp âm mẫu chuẩn, Nên mình có thể tự sáng tác hợp âm theo thế tau hoặc phong cách mình chơi là hoàn toàn dễ


Ở đây Minh chỉ lấy một ví dụ cho một hợp âm để mình hiểu, Nếu dạng hợp âm thứ thì quãng 3 giảm nửa cung, hay hợp âm 7 thì thêm nốt thứ 7, 9, Dim, Sus, Major...nhiều và rất đa dạng

Nhưng thôi hãy tìm hiểu cơ bản tới đây để các bạn biết cơ bản về kiểu thành lập để các bạn không bị rối như tơ.


2. Tại sao dùng hợp âm lại là quan trọng
Việc biết hợp âm, nắm rõ nốt, nắm rõ cấu tạo, tuyệt vời cho bạn phối hợp trong đệm hát, solo nốt, finger style, hay tự tạo intro hoặc các ..trong bài hát, diễn tấu của mình một cách hết sức thuận lợi, vì khi biết cấu tạo các hợp âm từ các nốt nào tạo thành, và trong thế bấm, tên dây có những nốt nào, và bản sheet nhạc có tên nốt các bạn có thể tự điền hợp âm, và nhanh mắt và đọc quen thì sẽ biết nên đặt hợp âm nào cho đúng, phù hợp và cao hơn nữa là như nào cho phê, cho hay


3. Cách bấm hợp âm
Cách đơn giản nhất là các hợp âm được phát triển và xây dựng lâu đời thành các thế chuẩn và dễ nhất cho người chơi, Và như vậy người chơi cứ thế mà bấm theo như Si thứ (Bm), F thăng trưởng (F#), Đô 9 (Cadd9), La thứ (Am), Đô trưởng (C), Sol 7 (G7)...., Tuy nhiên như mục 1 đề cập chúng ta hoàn toàn tạo ra các hợp âm theo phong cách riêng của chúng ta, các thế tay bấm tắt...giúp mình tự sáng tạo và đa dạng hóa mà không chỉ quá phụ thuộc vào bảng hợp âm có sẵn


Source: Internet

4. Kiểu loại hợp âm áp dụng
Về cơ bản thì khi áp dụng trong bài hát hoặc solo thì có hai loại giọng là Giọng trưởng và Giọng Thứ, đó là sự cơ bản nhất, và mỗi giọng sẽ có các hợp âm cùng họ đi kèm (như gia đình vậy: Có Anh, Em, Con, Cháu, Ông Bà), do vậy khi chúng ta biết đó là C trưởng hay La Thứ thì nó là cặp hợp âm song song, không có thăng giáng.

Khi Rê trưởng (D) / Fa Thăng Thứ (F#m) - Thì cũng tương tự thì cũng có các hợp âm cùng họ đi kèm  (như gia đình vậy: Có Anh, Em, Con, Cháu, Ông Bà), nhưng trường hợp này là một gia đình đại loại như hàng xóm vậy, Lên gia đình này sẽ không hòa hợp với gia đình trên được hoàn toàn, có thể một số ít chơi cùng mà thôi


Trong khi hợp âm trưởng mang màu sắc sáng vui tươi, thì giọng thứ  mang sắc thái buồn, nhẹ nhàng và tha thiết, mềm mại

Trong một bài sẽ định rõ giọng nào là trưởng thì sẽ nguyên bài (một số trường hợp đặc biệt thì sẽ chuyển sắc thái sang giọng thứ, hoặc ngược lại), VD như nhạc Trịnh Công Sơn, Đa số phần điệp khúc sẽ chuyển sang trưởng

Vậy người chơi sẽ hiểu rất rõ về các nhóm hợp âm theo từng giọng, dựa đó thì chúng ta chơi và đệm sẽ ít bị lạc đường hơn.




5. Cách học hợp âm
Cách tốt nhất là các bạn hãy tập đệm các hợp âm mẫu đơn giản, tự tìm hiểu và học hỏi dần tên nốt trong hợp âm đó, nên chọn các tài liệu về hợp âm có cả thế tay bấm và tên nốt để làm quen

Bên cạnh đó thì đọc thêm và tìm hiểu cách thành lập hợp âm

Khi đã rõ hai yếu tố này thì tự mình tạo mở rộng các hợp âm thêm

Một yếu tố quan trọng bên cạnh lý thuyết hãy dùng nhiều và thật nhiều tai của mình để nghe hợp âm, cảm nhận sự khác biệt các loại hợp âm khác nhau, các giọng khác nhau, nghe các bài phối để đoán về thể loại hợp âm (trưởng, thứ, hợp âm màu, hợp âm 7, hợp âm giảm, hay thêm....

Việc này cần trải nghiệm và nghe dài dài để cải thiện và chuẩn hơn khi nghe và đệm

Đây là chia sẽ rất tổng quan và cơ bản cho các bạn mới chơi, các bạn nếu yêu thích tìm hiểu sâu thì lựa chọn các tài liệu chuyên sâu để học hỏi và trau dồi thêm.

Chúc các bạn thành công.

Bui Minh

Bùi Minh Music
Địa chỉ: Tổ 12 - Tân Phú - Phú Mỹ - Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu
ĐT: 0902-759-010
Email: buiminhmusic@gmail.com
Facebook: Bui Minh
Fanfage: Nhạc cụ nhanh rẻ tốt Bùi Minh 
Zalo: 0902759010
website: www.buiminhmusic.com
Nhấn vào bản đồ Google map để được chỉ đường
























 






Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

BẬT MÍ 5 LÝ DO ĐỂ KHÔNG TỪ BỎ GUITAR GIỮA CHỪNG

 BẬT MÍ 5 LÝ DO ĐỂ KHÔNG TỪ BỎ GUITAR GIỮA CHỪNG


Mình đang ngồi trên xe, thư thái với vài bản nhạc và tự nhiên nảy sinh ý tưởng và viết liền. Xin nói là bài này rất nhiều người hỏi


Một vấn đề nhiều người quan tâm, mình tin là sau bài viết này các bạn sẽ rút tỉa các vấn đề và giúp các bạn có thành công như mong muốn với theo đuôi niềm đam mê của các bạn


Vậy thì là chủ đề gì?

Mà làm các bạn đau đầu mọi người tại VN hay trên thế giới đều thắc mắc, Vậy chính là những lý do đang cảm xúc dâng trào, máu mê, tự nhiên tuột xuống và rớt làm cái "bịch"

Những vấn đề sau giúp bạn nhận diện ra sớm và khắc phục ngay trong lần đầu tiên chơi đàn, những người đã chơi, mà mở rộng ra nhiều lĩnh vực tương tự khác cũng được.

Hãy vào chủ đề chính của chúng ta nào:



Vấn đề #1: KHÔNG CÓ LỘ TRÌNH VÀ MỤC TIÊU HỌC

Đây là vấn đề phải nói là 90% người chơi rớt đài giữa chừng, khi không đưa rõ là mình muốn ở trình độ nào, phong các chơi của mình là gì, khi nào đạt được điều đó..vậy khuyến khích các bạn viết ra một lộ trình học rất rõ ràng, mục tiêu càng rõ càng cụ thể, thì khả năng thành công càng cao, mục tiêu bạn đưa ra càng khó thì càng hấp dẫn các bạn (tuy nhiên phải biến thành hành động hàng ngày và thực hiện nó đều đặn).


Vấn đề #2: THIẾU CỘNG ĐỒNG CHƠI, NGƯỜI MENTOR

Lý do thứ 2 quan trọng không kém đó là việc khi tập chơi chúng ta không tạo ra cộng đồng chơi, các hội nhóm, bạn bè , người chơi học học, tập luyện cùng nhau, nếu một mình chơi rất cô đơn và đơn độc, không hứng thú và cảm hứng,

Đúng là khi chơi nhiều lúc chúng ta tự tập, nhưng thiếu người mentor (người hướng dẫn), thầy cô, những người dày dặn kinh nghiệm, cùng chơi chỉ bảo, tạo động lực. Việc này mà người chơi không kiên trì thì bỏ dở guitar...giữa chừng là chuyện hết sức bình thường.


Vấn đề #3 : CẢM THẤY MÌNH KHÔNG CÓ NĂNG KHIẾU

Điều này rất thường xuyên, mọi người mới học, và thường đổ lỗi cho vấn đề này để làm lý do từ bỏ cuộc chơi sớm, người thành công hay đôi khi gọi là thiên tài tại họ giành cả đời cho một mục tiêu, tập trung một thứ, sáng tác, hay suy nghĩ tạo ra cả nghìn cách, để giải quyết vấn đề họ mong muốn. Mới chơi như các bạn, thường đôi khi vội vàng, giống như mới học ABC, mà muốn đạt kết quả như "đại học" thì làm gì có chuyện đó. 

Việc bạn chơi vài tháng, vài năm cũng chưa nói lên việc gì, một kỹ năng mà đủ tốt cũng khoảng 7 năm. vậy bạn hãy giành nhiều giờ bay, giúp bạn cất cánh tốt và giỏi. Thời gian chơi, phương pháp chơi, lộ trình và và người chơi, thầy, người từng trải sẽ giúp bạn nhanh hơi, rút tỉa và cải thiện tốt và trở thành một tay chơi tuyệt vời, và từ từ bạn cảm nhận và thất mình cũng có khiếu đấy chứ.



Vấn đề #4: SỞ HỮU MỘT CÂY GUITAR KÉM CHẤT LƯỢNG

Chắc chắn chơi guitar bạn sẽ có cây guitar đầu tiên, vậy nhìn vào cây guitar bạn đang cầm trong tay xem sao, mình chắc chắn là nhiều người sở hữu cây guitar chưa thực sự chất lượng, không những nói là rất tệ, bụi bám như đống củi trong bếp, hay dây thì rỉ sét đen thui, cần nó cũng cong vênh, hay cái âm thanh tì lẹt bẹt. Tại sao như vậy? Rất nhiều người không có lộ trình như vấn đề 1 mình đã nêu, mua một cây đàn giá hạt rẻ, không biết mình có chơi được không, mua cây guitar mắc thì sợ không chơi tốn tiền và phí...vấn đề nằm ngay trong ý nghĩ của các bạn, thực sự nếu bạn mua trong 1 năm đầu chơi thì sẽ thay thế nâng cấp cho mình một cây guitar ngon

Khi đó các bạn sẽ cảm thấy trân trọng chơi guitar với âm thanh tốt/ hay, chất lượng, bấm nhẹ nhàng..Vây thì hãy đầu tư một cây tuyệt vời, chuyên nghiệp, cảm thấy tiếc khi bỏ cây guitar vài triệu tới vài chục triệu, phải không nào?



Vấn đề #5: KHÔNG THẤY MÌNH LÊN TAY

Có cái rất dễ cảm nhận thất rõ ràng, mà cái khó khăn nhất khó khăn nhất để vượt qua đó chính là cảm nhận thấy sự tiến bộ của bạn rất chậm, mình rất đồng ý vấn đề này, có các bài chúng ta chơi cả tháng, vài tháng, cả năm (như mình chơi bài Hotel california, Kiss on the rain, guitar on fire, Moon flower, cũng cả tháng liên tục mới hoàn thành), đó là giai đoạn đầu, khi bạn có ngón thì sẽ dễ dàng và rút ngắn thời gian hơn.


Giai đoạn mới chơi, còn bấ chưa kêu, ngón thì không giãn rộng được, bấm chuyển hợp âm, nhip phách, cung quãng đủ loại, các kỹ thuật...nhưng mình tin rằng sau khi chơi được các bài khó các bạn sẽ lên tay rất nhanh, bạn sẽ dần cảm nhận được khi có sai nốt, hiệu ứng kỹ thuật áp dụng 

và đôi khi mình chơi một bài nghe quen tai, nó cũng mất cảm xúc, có một số bài hát nghe lần đầu cảm nhận thiệt hay, nhưng nghe nhiều chúng ta cảm thấy nó bình thường, di vậy bài bạn tập, trình diễn cũng tương tự, tuy nhiên đó cũng là động lực để tập các bài mới. khi có trong tay đầy bí kíp và công lực, gặp đúng thời điểm, không gian, cảm xúc dâng trào, chắc chắn bạn sẽ có một bài biểu diễn xuất sắc.


Vậy hãy tiếp tục tập luyện, không so sánh mình với một người trình quá cao làm giảm sự tự tin và , hãy lấy đó làm mục tiêu và luôn phấn đấu theo lộ trình chính bạn đặt ra, so sánh mới chính mình và không ngừng luyện tập, bạn sẽ thấy mình tiến bộ như thế nào.

Chúc các bạn tập luyện thành công.

Bùi Minh


Bùi Minh Music
Địa chỉ: Tổ 12 - Tân Phú - Phú Mỹ - Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu
ĐT: 0902-759-010
Email: buiminhmusic@gmail.com
Facebook: Bui Minh
Fanfage: Nhạc cụ nhanh rẻ tốt Bùi Minh 
Zalo: 0902759010
website: www.buiminhmusic.com
Nhấn vào bản đồ Google map để được chỉ đường